Trang chủ Tin tức Thời điểm xuất hóa đơn khám chữa bệnh

Thời điểm xuất hóa đơn khám chữa bệnh

Bởi: Einvoice.vn - 17/01/2025 Lượt xem: 527

Thời điểm xuất hóa đơn khám chữa bệnh được nhiều cơ sở y tế quan tâm, đặc biệt là khi áp dụng hóa đơn điện tử. Việc xác định đúng thời điểm xuất hóa đơn sẽ đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật tránh bị phạt và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nguồn tiền thu chi.

Xuất hóa đơn khám bệnh
Thời điểm xuất hóa đơn khám chữa bệnh.

Mục Lục

1. Tại sao phải xác định đúng thời điểm xuất hóa đơn khám chữa bệnh

2. Thời điểm xuất hóa đơn khám chữa bệnh cần nắm được

2.1. Thời điểm xuất hóa đơn khám chữa bệnh theo quy định hiện hành

2.2. Thời điểm xuất hóa đơn khám chữa bệnh đối với cơ sở y tế kinh doanh có sử dụng phần mềm quản lý

3. Mức phạt xuất hóa đơn sai thời điểm

4. Lưu ý sử dụng hóa đơn điện tử trong khám chữa bệnh

1. Tại sao phải xác định đúng thời điểm xuất hóa đơn khám chữa bệnh

Hoạt động khám chữa bệnh trở thành một trong những hoạt động quan trọng, diễn ra thường xuyên.

Xác định đúng thời điểm xuất hóa đơn khám chữa bệnh không chỉ là một yêu cầu của pháp luật mà còn là một yếu tố góp phần xây dựng uy tín và sự tin tưởng của bệnh nhân đối với cơ sở y tế.

Dưới đây là 5 lý do chính cần xác định đúng thời điểm xuất hóa đơn:

- Tuân thủ quy định pháp luật: Đảm bảo việc tuân thủ đúng quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn chứng từ.

- Đảm bảo tính chính xác, minh bạch của hóa đơn: Tránh tình trạng lập hóa đơn sai lệch về thời gian, số lượng dịch vụ, lập hóa đơn khống.

- Quản lý dòng tiền hiệu quả: Giúp cơ sở y tế dễ dàng theo dõi doanh thu, chi phí và quản lý tài chính theo thời gian.

- Bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân: Đảm bảo bệnh nhân nhận được hóa đơn chính xác và đầy đủ thông tin.

- Căn cứ pháp lýTrong nhiều trường hợp thời điểm lập hóa đơn là căn cứ pháp lý cho nhiều tranh chấp cá nhân hoặc là thông tin để cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra.

2. Thời điểm xuất hóa đơn khám chữa bệnh cần nắm được

Dù là cơ sở y tế hay bệnh nhân đều cần nắm rõ thời điểm xuất hóa đơn để tránh sai phạm và gặp các rủi ro gây thiệt hại về tài chính.

2.1. Thời điểm xuất hóa đơn khám chữa bệnh theo quy định hiện hành

Theo Khoản 2, Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm xuất hóa đơn đối với hoạt động cung cấp dịch vụ như sau:

“Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn

[...]

2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).”

Như vậy, thời điểm xuất hóa đơn khám chữa bệnh là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, không phân biệt thu được tiền hay chưa. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền.

Xuất hóa đơn
Xuất hóa đơn sau khi hoàn tất dịch vụ khám chữa bệnh.

2.2. Thời điểm xuất hóa đơn khám chữa bệnh đối với cơ sở y tế kinh doanh có sử dụng phần mềm quản lý 

Theo Điểm n, Khoản 4, Điều 9,Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

“n) Đối với cơ sở y tế kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh có sử dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh và quản lý viện phí, từng giao dịch khám, chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ chụp, chiếu, xét nghiệm có in phiếu thu tiền (thu viện phí hoặc tiền khám, xét nghiệm) và có lưu trên hệ thống công nghệ thông tin, nếu khách hàng (người đến khám, chữa bệnh) không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày cơ sở y tế căn cứ thông tin khám, chữa bệnh và thông tin từ phiếu thu tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các dịch vụ y tế thực hiện trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở y tế lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.”

Như vậy, thời điểm lập hóa đơn đối với cơ sở y tế kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh có sử dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh và quản lý viện phí, từng giao dịch khám, chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ chụp, chiếu, xét nghiệm có in phiếu thu tiền (thu viện phí hoặc tiền khám, xét nghiệm) và có lưu trên hệ thống công nghệ thông tin chia làm 2 trường hợp:

- Bệnh nhân không có nhu cầu lấy hóa đơn: cuối ngày cơ sở y tế căn cứ thông tin khám, chữa bệnh và thông tin từ phiếu thu tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các dịch vụ y tế thực hiện trong ngày

- Bệnh nhân yêu cầu lấy hóa đơncơ sở y tế lập hóa đơn cho bệnh nhân sau khi hoàn tất việc khám chữa bệnh và thu tiền dịch vụ.

3. Mức phạt xuất hóa đơn sai thời điểm

Căn cứ theo quy định tại Điều 24, Nghị định 125/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 3, Điều 1, Nghị định 102/2021/NĐ-CP thì việc lập hóa đơn không đúng thời điểm sẽ bị xử phạt như sau:

- Phạt cảnh cáo: Áp dụng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.

- Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng: Áp dụng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế.

- Phạt tiền từ 4.000.000 - 8.000.000 đồng: Áp dụng đối với trường hợp lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp đã quy định ở trên.

Mức phạt trên áp dụng với trường hợp cá nhân vi phạm, đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt của cá nhân.

Bài viết liên quan:

Quy định mới nhất về Hóa đơn do Cục Thuế đặt in theo Thông tư 78/2021/TT-BTC.

Mẫu hóa đơn 01GTKT0/001 là gì?

Mức phạt xuất hóa đơn không đúng thời điểm
Mức phạt xuất hóa đơn khám chữa bệnh sai thời điểm.

4. Lưu ý sử dụng hóa đơn điện tử trong khám chữa bệnh 

Hiện nay, hóa đơn điện tử được khuyến khích sử dụng trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực y tế.

Việc sử dụng hóa đơn điện tử mang đến nhiều lợi ích, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng tính minh bạch trong quản lý.

Dưới đây là một vài lưu ý khi sử dụng hóa đơn điện tử trong khám chữa bệnh:

  • Xuất hóa đơn đúng thời điểm theo quy định, trường hợp xuất sai thời điểm có thể dẫn đến bị phạt hành chính.
  • Cơ sở y tế cần lưu trữ hóa đơn theo quy định của pháp luật để phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra.

Tóm lại, việc xác định đúng thời điểm xuất hóa đơn khám chữa bệnh là rất quan trọng, đảm bảo cho cơ sở y tế có thể quản lý thu chi hiệu quả.

Bằng cách tuân thủ quy định và sử dụng các phần mềm quản lý bệnh viện, cơ sở y tế có thể đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong việc quản lý tài chính.

Thu Hương