Trang chủ Tin tức Hóa đơn khống là gì? Cách nhận biết hóa đơn khống

Hóa đơn khống là gì? Cách nhận biết hóa đơn khống

Bởi: Einvoice.vn - 13/01/2025 Lượt xem: 816 Cỡ chữ

Hóa đơn khống không chỉ gây ra hậu quả kinh tế nghiêm trọng cho xã hội mà cá nhân, đơn vị khi bị phát hiện sử dụng hóa đơn khống sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý. Vậy, hóa đơn khống là gì và cách nhận biết hóa đơn khống như thế nào? Hiểu rõ về hóa đơn khống là vô cùng quan trọng để các doanh nghiệp và cá nhân có thể bảo vệ quyền lợi của mình.

Khái niệm hóa đơn khống

Tìm hiểu hóa đơn khống là gì?

Mục Lục

1. Hóa đơn khống là gì?

2. Dấu hiệu nhận biết hóa đơn khống và cách kiểm tra hiệu quả

2.1. Dấu hiệu nhận biết hóa đơn khống

2.2. Cách kiểm tra hóa đơn khống hiệu quả

3. Mức phạt khi sử dụng hóa đơn khống

4. Các biện pháp phòng tránh hóa đơn khống

1. Hóa đơn khống là gì?

Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý nào định nghĩa rõ về hóa đơn khống là gì. Tuy nhiên, theo Điểm b, Khoản 2, Điều 4, Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ nêu rõ:

“b) Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;”

Căn cứ theo quy định trên có thể hiểu như sau:

Hóa đơn khống là hóa đơn mà các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế được ghi trên hóa đơn không có thật một phần hoặc toàn bộ. Nói cách khác, hóa đơn khống là những hóa đơn ghi nhận không chính xác về các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ.

Hóa đơn khống được lập ra với mục đích trốn thuế, gian lận thương mại hoặc các mục đích bất hợp pháp khác. Lập và sử dụng hóa đơn khống là một trong những hành vi gian lận tài chính nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia.

2. Dấu hiệu nhận biết hóa đơn khống và cách kiểm tra hiệu quả

Ngoài việc nắm rõ hóa đơn khống là gì thì nhận biết hóa đơn khống cũng vô cùng quan trọng.

Nhận biết chính xác giúp doanh nghiệp, cá nhân tránh rủi ro về tính pháp lý của hóa đơn và tài chính.

Hóa đơn khống thường có các dấu hiệu đặc trưng về thông tin người lập hóa đơn là thông tin không có thật, giá trị giao dịch lớn bất thường, hay thời gian lập không hợp lý...

2.1. Dấu hiệu nhận biết hóa đơn khống

Để bảo vệ doanh nghiệp của mình, kế toán và cá nhân liên quan cần có kỹ năng nhận biết hóa đơn khống. Dưới đây là một số dầu hiệu giúp nhận biết hóa đơn khống hiệu quả.

- Hóa đơn không có dấu, chữ ký: Hóa đơn không có dấu, chữ ký hoặc chữ ký, dấu mờ nhòe, không rõ ràng.

- Thông tin trên hóa đơn giấy có dấu hiệu tẩy xóaHóa đơn có dấu hiệu tẩy xóa không rõ ràng.

- Giá trị giao dịch lớn bất thườngNếu giá trị giao dịch của hóa đơn lớn bất thường so với quy mô, năng lực tài chính của người bán thì cần thận trọng.

- Thông tin trên hóa đơn không thống nhất: Thông tin trên hóa đơn không thống nhất, có nhiều sai sót.

- Thời điểm lập hóa đơn không hợp lý: Hóa đơn được lập trước hoặc sau khi giao dịch diễn ra quá lâu, hóa đơn lập vào các khung giờ không phải khung giờ hoạt động thường của các đơn vị, doanh nghiệp đều là các dấu hiệu điển hình của hóa đơn khống.

Hóa đơn có dấu hiệu của hóa đơn khống

Dấu hiệu của hóa đơn khống.

2.2. Cách kiểm tra hóa đơn khống hiệu quả 

Nhận biết hóa đơn khống đòi hỏi ở người sử dụng có sự cẩn trọng và kinh nghiệm, nếu các dấu hiệu chưa thể xác định chính xác hóa đơn khống thì bạn có thể sử dụng cách kiểm tra hóa đơn như sau:

(1) Kiểm tra thông tin hóa đơn thông qua cổng tra cứu thông tin hóa đơn

Cá nhân, doanh nghiệp khi nhận hóa đơn có thể tra cứu hóa đơn hợp lệ hay không bằng cách truy cập vào hệ thống tra cứu hóa đơn tại cổng thông tin của Tổng cục Thuế theo đường link:

https://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/tc1hd.html.

(2) Kiểm tra thông tin hóa đơn thông qua cổng thông tin hóa đơn điện tử

Cá nhân, doanh nghiệp trực tiếp truy cập vào hệ thống tra cứu hóa đơn điện tử tại đường link sau: https://hoadondientu.gdt.gov.vn/. Tiếp theo, thực hiện so sánh thông tin hóa đơn bán hàng trên cổng thông tin điện tử với hóa đơn bán hàng nhận được để xác định hóa đơn hợp lệ.

(3) Kiểm tra thông tin đối tác

Ngoài cách kiểm tra hóa đơn hợp lệ nêu trên thì cá nhân và doanh nghiệp có thể kiểm tra hóa đơn khống hay không bằng cách tìm hiểu về đối tác.

Cụ thể:

- Kiểm tra doanh nghiệp, đơn vị còn hoạt động hay không.

- Kiểm tra địa chỉ, cơ sở kinh doanh có rõ ràng hay không bằng cách đến tận nơi để xem và thăm quan.

- Kiểm tra độ uy tín: Cá nhân, đơn vị xuất hóa đơn có uy tín không, có lịch sử giao dịch bất chính hoặc trước đó có bị xử phạt về thuế, hay quản lý hóa đơn chứng từ.

Các thông tin về đối tác không rõ ràng hoặc có lịch sử về viết khống hóa đơn, gian lận thuế cho thấy dấu hiệu của doanh nghiệp sử dụng hóa đơn khống.

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

3. Mức phạt khi sử dụng hóa đơn khống

Quy định xử phạt hóa đơn khống

Mức phạt khi sử dụng hóa đơn khống.

Sử dụng hóa đơn khống là hành vi gian lận, vi phạm quy định về quản lý hóa đơn, chứng từ. Bên cạnh đó sử dụng hóa đơn khống còn có thể khiến bạn phải đối mặt với những hình phạt rất nặng.

Căn cứ theo quy định tại Điều 28, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Cá nhân, đơn vị sử dụng hóa đơn khống áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải hủy hóa đơn khống.

Ngoài mức xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn khống, thì cá nhân, đơn vị vi phạm có thể bị phạt thêm đối với các hành vi sau:

(1) Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn

- Mức phạt: mức phạt là 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định. 

- Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc nộp đủ số tiền thuế bị thiếu, số tiền thuế được miễn, được hoàn, giảm cao hơn so với quy định và tiền thuế chậm nộp.

(2) Xử phạt hành vi trốn thuế

- Mức phạt: mức phạt tiền  từ 1,5 đến 3 lần số tiền thuế trốn tùy từng trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hay tình tiết tăng nặng.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: người nộp thuế nộp đủ số tiền thuế trốn nộp.

Bài viết liên quan: 

Cách xuất hóa đơn xăng dầu từng lần bán theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế.

Hướng dẫn xuất hóa đơn VAT cho công ty nước ngoài theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Hóa đơn điện tử được chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế thế nào?

4. Các biện pháp phòng tránh hóa đơn khống

Để phòng tránh việc sử dụng hóa đơn khống cá nhân, đơn vị có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Sử dụng hóa đơn điện tử: hóa đơn điện tử có mã số thuế của cơ quan thuế khó có thể làm giả và dễ dàng tra cứu thông tin trên hệ thống của cơ quan thuế.

- Lựa chọn các đơn vị uy tín để hợp tác: giảm rủi ro về hóa đơn khống.

- Kiểm tra thông tin hóa đơnkiểm tra kỹ lưỡng thông tin hóa đơn trước khi thanh toán.

- Ký kết hợp đồng rõ ràngbên mua và bên bán lập hợp đồng quy định cụ thể về hình thức thanh toán, hóa đơn.

- Bảo quản hóa đơn cẩn thận: bảo quản hóa đơn, chứng từ cẩn thận để đối chiếu khi cần thiết.

Trên đây là thông tin về hóa đơn khống là gì và cách nhận viết hóa đơn khống.

Để bảo vệ lợi ích của mình, các doanh nghiệp và cá nhân cần thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật liên quan đến hóa đơn, chứng từ.

Bên cạnh đó, mỗi cá nhân và doanh nghiệp cần có quy trình kiểm tra hóa đơn rõ ràng, chủ động kiểm tra tính hợp lệ của các hóa đơn mà mình nhận được.