Trang chủ Tin tức Tổng hợp quy định cần lưu ý về thuế GTGT dịch vụ

Tổng hợp quy định cần lưu ý về thuế GTGT dịch vụ

Bởi: Einvoice.vn - 07/10/2024 Lượt xem: 640 Cỡ chữ

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với dịch vụ là loại thuế gián tiếp được áp dụng lên hầu hết các loại dịch vụ cung cấp tại Việt Nam. Việc hiểu rõ về thuế GTGT dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp tính toán, kê khai và nộp thuế chính xác, tránh những rủi ro pháp lý không đáng có.

 

Quy định thuế GTGT dịch vụ

Thuế GTGT dịch vụ.

 

1. Đặc điểm của thuế GTGT dịch vụ

 

Thuế GTGT dịch vụ là loại thuế quan trọng chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu thuế GTGT ở nước ta hiện nay.

 

Cá nhân, đơn vị làm hoạt động dịch vụ cần nắm rõ các đặc điểm, cách tính thuế GTGT của ngành này để hoạt động kinh doanh có hiệu quả đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình tránh các sai phạm không đáng có.

 

Đặc điểm chính của thuế GTGT dịch vụ:

 

- Đối tượng chịu thuế: Hầu hết các loại dịch vụ đều chịu thuế GTGT, trừ một số dịch vụ được miễn thuế hoặc được áp dụng thuế suất 0% theo quy định của pháp luật.

 

- Thuế suất: Thuế suất GTGT đối với dịch vụ thường là 10%, tuy nhiên có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại dịch vụ và quy định tại từng thời điểm

 

- Phương pháp tính thuế: Thuế GTGT dịch vụ thường được tính trên giá bán dịch vụ.

 

- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ được khấu trừ số thuế GTGT đã nộp khi mua hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

 

>> Tham khảo: Kế toán thuế GTGT được khấu trừ.

 

2. Các loại dịch vụ chịu thuế GTGT

 

Không phải loại dịch vụ nào cũng chịu thuế GTGT. Căn cứ theo Điều 3, Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:

 

“Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.”

 

Như vậy, không phải dịch vụ nào cũng chịu thuế GTGT mà chỉ các dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng tại Việt Nam mới chịu thuế GTGT.

 

Cụ thể, các dịch vụ chịu thuế GTGT như:

 

- Dịch vụ vận tải: Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách.

 

- Dịch vụ lưu trú: Khách sạn, nhà nghỉ.

 

- Dịch vụ ăn uống: Nhà hàng, quán ăn.

 

- Dịch vụ viễn thông: Điện thoại, internet.

 

- Dịch vụ tài chính: Ngân hàng, chứng khoán.

 

- Dịch vụ tư vấn: Tư vấn kế toán, luật, quản lý.

 

- Dịch vụ khác.

 

>> Tham khảo: Các quy định cần nắm được về thuế GTGT bản quyền.

 

Đối tượng chịu thuế GTGT

Các loại dịch vụ chịu thuế GTGT.

 

Các dịch vụ không chịu thuế GTGT được quy định tại Điều 5, Luật Thuế Giá trị gia tăng như:

 

- Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán theo quy định.

 

- Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ

 

- Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật.

 

- Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.

 

- Dạy học, dạy nghề theo quy định của Pháp luật.

 

- Dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện.

 

- Dịch vụ xuất khẩu: Dịch vụ cung cấp cho khách hàng ở nước ngoài.

 

- Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản; tái bảo hiểm.

 

- Các dịch vụ khác: Được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

3. Các mức thuế suất thuế GTGT dịch vụ 

 

Căn cứ theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, hướng dẫn bởi Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC và Nghị quyết 110/2023/QH15 thì sẽ áp dụng các mức thuế suất thuế GTGT năm 2024 theo 2 giai đoạn sau:

 

- Giai đoạn từ ngày 01/01/2024 đến ngày 30/6/2024 sẽ áp dụng 04 mức thuế suất là 0%, 5%, 8% và 10%.

 

- Giai đoạn từ ngày 01/07/2024 đến ngày 31/12/2024 sẽ áp dụng 03 mức thuế suất là 0%, 5% và 10%.

 

Căn cứ theo từng thời kỳ nhất định mà Nhà nước sẽ có các mức thuế GTGT áp dụng cho từng ngành dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, việc giảm hoặc miễn thuế GTGT sẽ có thể không đồng nhất và chỉ áp dụng đối với một số đơn vị, doanh nghiệp nhất định.

 

4. Cách tính thuế GTGT dịch vụ

 

Căn cứ tính thuế GTGT dịch vụ là giá tính thuế và thuế suất. Có  2 phương pháp tính thuế GTGT dịch vụ gồm:

 

- Phương pháp khấu trừ thuế GTGT.

 

- Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

 

4.1. Cách tính thuế GTGT dịch vụ phải nộp theo phương pháp khấu trừ

 

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế GTGT đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

 

Công thức tính thuế:

 

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào

 

Trong đó:

 

- Số thuế GTGT đầu ra: bằng tổng số thuế GTGT của dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng;

 

- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ.

 

Tính thuế GTGT dịch vụ theo pháp khấu trừ chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

 

Cách tính thuế GTGT

Cách tính thuế GTGT dịch vụ.

 

4.2. Cách tính thuế GTGT dịch vụ phải nộp theo phương pháp trực tiếp

 

Phương pháp tính thuế GTGT phải nộp trực tiếp trên giá trị gia tăng của dịch vụ như sau: số thuế GTGT phải nộp bằng GTGT của dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế GTGT.

Công thức tính thuế GTGT dịch vụ phải nộp theo phương pháp trực tiếp:

 

Thuế GTGT phải nộp = GTGT của dịch vụ bán ra X Thuế GTGT.

 

Trong đó:

 

- Giá trị gia tăng của dịch vụ bán ra: được xác định bằng giá thanh toán của dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán dịch vụ mua vào tương ứng.

 

Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với các trường hợp người nộp thuế GTGT là cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ.

 

>> Tham khảo: Hướng dẫn cách kê khai thuế GTGT nhanh chóng.

 

5. Các bước tính thuế GTGT dịch vụ phải nộp

 

Để tính được thuế GTGT dịch vụ phải nộp cần thực hiện lần lượt các bước sau:

 

Bước 1: Xác định phương pháp tính thuế GTGT 

 

- Phương pháp khấu trừ: nếu doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

 

- Phương pháp trực tiếp: nếu doanh nghiệp là doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ.

 

Bước 2: Xác định giá bán dịch vụ hoặc giá trị gia tăng của dịch vụ bán ra và thuế suất

 

- Giá bán dịch vụ: Là giá bán dịch vụ ghi trên hóa đơn GTGT (bao gồm cả thuế GTGT)

 

- Xác định thuế suất thuế GTGT tương ứng của dịch vụ.

 

Bước 3: Tính số thuế GTGT phải nộp

 

- Tính số thuế GTGT phải nộp dựa trên giá bán dịch vụ/giá trị gia tăng của dịch vụ và thuế suất.

 

6. Những lưu ý liên quan đến thuế GTGT doanh nghiệp cần nắm được

 

Thuế GTGT là một trong những nguồn thuế quan trọng và được quy định rõ ràng. Doanh nghiệp cần hạch toán đầy đủ chính xác theo quy định của Luật thuế.

 

Dưới đây là một số lưu ý cho doanh nghiệp:

 

- Cập nhật các quy định về thuế GTGT dịch vụ thường xuyên: Doanh nghiệp cần theo dõi sát sao các thay đổi để đảm bảo tuân thủ pháp luật.

 

- Kê khai và nộp thuế GTGT đúng hạn: Việc chậm trễ hoặc kê khai không đúng có thể dẫn đến các hình phạt hành chính.

 

- Tư vấn chuyên môn: Nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện kê khai, doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia kế toán, hoặc xin ý kiến từ cơ quan thuế.

 

- Lưu giữ hóa đơn, chứng từ thuế GTGT theo quy định phục vụ cho việc tra cứu hoặc xuất trình khi có thanh tra, kiểm tra.

 

Trên đây là thông tin về thuế GTGT dịch vụ hy vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc. Việc sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hỗ trợ doanh nghiệp kê khai thuế GTGT nhanh, chính xác hỗ trợ thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ về thuế.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN