Trang chủ Tin tức Cách xuất hóa đơn VAT bệnh viện theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Cách xuất hóa đơn VAT bệnh viện theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Bởi: Einvoice.vn - 03/10/2024 Lượt xem: 1119 Cỡ chữ

Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh, vấn đề pháp lý quan trọng mà các cơ sở phòng khám, bệnh viện quan tâm là việc xuất hóa đơn giá trị gia tăng và các chính sách thuế. Việc xuất hóa đơn dịch vụ khám, chữa bệnh nhằm mục đích đảm bảo tính minh bạch, công khai, hỗ trợ quản lý chi phí chặt chẽ hơn. Vậy cách xuất hóa đơn VAT bệnh viện như thế nào?

 

Hóa đơn khám chữa bệnh

Xác định việc xuất hóa đơn khám, chữa bệnh.

 

1. Chi phí khám, chữa bệnh có phải xuất hóa đơn GTGT không?

 

Căn cứ theo Khoản 9, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm a, Khoản 1, Điều 1, Thông tư 130/2016/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm a, Khoản 1, Điều 1, Thông tư 130/2016/TT-BTC, các đối tượng không chịu thuế GTGT bao gồm:

 

- Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y bao gồm dịch vụ khám - chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi.

 

- Dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, điều dưỡng sức khỏe, phục hồi chức năng cho người bệnh.

 

- Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi.

 

- Dịch vụ chăm sóc người khuyết tật, vận chuyển người bệnh, cho thuê phòng bệnh, giường bệnh tại các cơ sở y tế.

 

- Dịch vụ chụp chiếu, xét nghiệm máu và các chế phẩm máu dùng cho người bệnh.

 

“Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”

 

Mặt khác, theo Khoản 11, Điều 10, Thông tư 219/2013/TT-BTC, thuế suất 5% được áp dụng đối với các đối tượng:

 

- Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ y tế được quy định tại Điều này, có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về y tế hoặc theo Danh mục trang thiết bị thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BYT.

 

- Bông, băng, gạc y tế, băng vệ sinh y tế.

 

- Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh.

 

- Vaccine.

 

- Sinh phẩm y tế, nước cất để pha thuốc tiêm hoặc dịch truyền.

 

- Mũ, quần áo, khẩu trang, bao tay, săng mổ, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dụng, túi đặt ngực và chất làm đầy da.

 

- Vật tư hóa chất xét nghiệm hoặc diệt khuẩn phục vụ y tế.

 

Như vậy, theo các quy định trên, trường hợp cơ sở khám chữa bệnh (khám bệnh và bán thuốc cho bệnh nhân) thì dịch vụ khám chữa bệnh bao gồm thuốc chữa bệnh trong gói dịch vụ chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, cơ sở được lập 1 hóa đơn chung cho dịch vụ khám chữa bệnh và thuốc.

 

Trường hợp cơ sở bán thuốc không nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, áp dụng mức thuế suất 5%.

 

>> Tham khảo: Cập nhật mẫu hóa đơn GTGT.

 

2. Cách xuất hóa đơn VAT bệnh viện

 

Xuất hóa đơn VAT

Hướng dẫn cách xuất hóa đơn GTGT bệnh viện.

 

Hóa đơn VAT bệnh viện được lập vào thời điểm nào, có những nội dung gì và áp dụng mức thuế suất GTGT bao nhiêu?

 

2.1. Thời điểm xuất hóa đơn GTGT bệnh viện

 

Căn cứ theo Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn, thời điểm xuất hóa đơn đối với hoạt động cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành dịch vụ. Trường hợp có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền.

 

Lưu ý: Đối với cơ sở y tế kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh có sử dụng phần mềm quản lý dịch vụ khám, chữa bệnh và các dịch vụ khác có in phiếu thu tiền, không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày cơ sở y tế tổng hợp thông tin từ phiếu thu tiền để lập hóa đơn điện tử tổng hợp cho các dịch vụ y tế thực hiện trong ngày.

 

Trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở y tế xuất hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.

 

2.2. Hướng dẫn xuất hóa đơn VAT bệnh viện

 

Khi  xuất hóa đơn VAT bệnh viện, kế toán cần lưu ý các thông tin trên hóa đơn gồm:

 

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của cơ sở y tế cung cấp dịch vụ.

 

- Tên, địa chỉ, mã số bảo hiểm y tế của bệnh nhân.

 

- Thông tin về dịch vụ y tế thực hiện: Khám bệnh, chữa bệnh, siêu âm, xét nghiệm, thăm dò, điện tâm đồ,...

 

- Thời gian tiếp nhận, thời gian hoàn thành dịch vụ.

 

- Giá dịch vụ, khuyến mại, giảm giá.

 

- Tổng số tiền thanh toán, cách thức thanh toán.

 

- Chữ ký của người bệnh.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

2.3. Thuế suất trên hóa đơn VAT bệnh viện

 

Theo hướng dẫn tại mục 1 nêu trên, nếu cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện gói khám, chữa bệnh bao gồm thuốc (khám bệnh kèm bán thuốc cho bệnh nhân) thì dịch vụ này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

 

Trường hợp cơ sở bán thuốc không nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, áp dụng mức thuế suất 5%.

 

3. Hóa đơn viện phí có được sử dụng Bảng kê?

 

Bảng kê hóa đơn viện phí

Bảng kê hóa đơn viện phí.

 

Căn cứ theo Công văn 587/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc thực hiện hóa đơn điện tử hướng dẫn hóa đơn viện phí như sau: Đối với hóa đơn điện tử phát hành theo các quy định cũ như Thông tư 32 hoặc Thông tư 39 thì không được sử dụng Bảng kê giấy đính kèm hóa đơn.

 

Trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh phát hành hóa đơn điện tử mới theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì được phép sử dụng Bảng kê đính kèm hóa đơn đối với một số hàng hóa, dịch vụ đặc thù quy định theo Điểm a, Khoản 6, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

 

>> Tham khảo: Quy định gạch chéo hóa đơn GTGT.

 

Trên đây là hướng dẫn về việc xuất hóa đơn VAT bệnh viện. Cơ sở khám, chữa bệnh cần xác định các dịch vụ khám, chữa bệnh có đi kèm bán thuốc hay không để xác định đối tượng chịu thuế và xuất hóa đơn.

 

Đồng thời, khi xuất hóa đơn, cơ sở cần xác định thời điểm cung cấp dịch vụ, các nội dung cần có và mức thuế suất trên hóa đơn.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN