Trang chủ Tin tức Hoàn thuế GTGT - Chi tiết từ A đến Z

Hoàn thuế GTGT - Chi tiết từ A đến Z

Bởi: Einvoice.vn - 13/09/2024 Lượt xem: 299 Cỡ chữ

Hoàn thuế GTGT là một trong những nghiệp vụ kế toán cần thực hiện nhằm bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp. Việc hiểu rõ về điều kiện, hồ sơ, thủ tục hoàn thuế sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và phân bổ dòng tiền hiệu quả. Thông tin cần thiết về hoàn thuế GTGT sẽ được giới thiệu ngay dưới đây.

 

Quy định về hoàn thuế GTGT

Hoàn thuế GTGT.

 

1. Hoàn thuế GTGT là gì? Các trường hợp được hoàn thuế

 

Việc hoàn thuế GTGT xảy ra khi doanh nghiệp đóng thuế GTGT nhiều hơn số thuế phải nộp. Hay nói cách khác là doanh nghiệp có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra và có các khoản thuế GTGT được miễn, giảm.

 

1.1. Hoàn thuế GTGT là gì?

 

Hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) được hiểu là việc cơ quan thuế trả lại một phần hoặc toàn bộ số thuế GTGT mà doanh nghiệp đã nộp trước đó vào Ngân sách Nhà nước. 

 

1.2. Các trường hợp được hoàn thuế GTGT

 

Các trường hợp được hoàn thuế GTGT được thực hiện theo quy định tại Điều 18, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày ngày 31/12/2013 (được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 130/2016/TT-BTC). Cụ thể gồm:

 

STT

ĐỐI TƯỢNG

TRƯỜNG HỢP HOÀN THUẾ GTGT

1

Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế

-  Có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng)

- Hoặc có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý)

=> được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

2

Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động

- Có thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm

- Hoặc có số thuế giá trị gia tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên

3

Dự án đầu tư

 

Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư

- Cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện

Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.

 

Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế

Cơ sở kinh doanh lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư đồng thời phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện.

Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.

 

 

4

Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

 

Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý)

- Có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý.

Trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

 

 

- Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục

Người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

5

Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

- Cơ sở kinh doanh chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.

6

Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.

 

Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại

-Chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án.

- Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hoá, dịch vụ đó.

 

7

Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng

- Số thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT.

 

 

8

Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

- Người nộp mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.

9

Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế

- Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

- Trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 

Doanh nghiệp, đơn vị lưu ý từng trường hợp cụ thể để xác định có được hoàn thuế GTGT hay không. Trường hợp được hoàn thuế GTGT thì chuẩn bị hồ sơ, để làm thủ tục hoàn thuế GTGT theo quy định.

 

>> Tham khảo: Kế toán thuế GTGT được khấu trừ.

 

2. Hồ sơ hoàn thuế GTGT 

 

Kế toán căn cứ vào trường hợp hoàn thuế của doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế GTGT theo quy định tại Điều 28, Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài Chính. Cụ thể hồ sơ hoàn thuế bao gồm các giấy tờ sau:

 

(1) Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng Mẫu số 01/HT

 

Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng là mẫu số 01/HT (mẫu giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước) được ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC trừ trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo Điều ước quốc tế.

 

(2) Các tài liệu có liên quan theo trường hợp hoàn thuế

 

Đối với các trường hợp hoàn thuế:

 

STT

Trường hợp

Các tài liệu liên quan

 

Trường hợp hoàn thuế dự án đầu tư:

a.1) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư đối với trường hợp phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

a.2) Đối với dự án có công trình xây dựng: Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền; giấy phép xây dựng;

a3) Bản sao Chứng từ góp vốn điều lệ;

a.4) Bản sao Giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ);

a.5) Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, trừ trường hợp người nộp thuế đã gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế;

a.6) Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án, Quyết định giao quản lý dự án đầu tư của chủ dự án đầu tư, Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh hoặc Ban quản lý dự án đầu tư (nếu chi nhánh, Ban quản lý dự án thực hiện hoàn thuế).

2

Trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu:

b.1) Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, trừ trường hợp người nộp thuế đã gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế;

b.2) Danh sách tờ khai hải quan đã thông quan theo mẫu số 01-2/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này đối với hàng hóa xuất khẩu đã thông quan theo quy định về pháp luật hải quan.

3

Trường hợp hoàn thuế chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại

Trường hợp vốn ODA không hoàn lại do chủ chương trình, dự án trực tiếp quản lý, thực hiện:

c.1.1) Bản sao Điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận vốn ODA không hoàn lại hoặc văn bản trao đổi về việc cam kết và tiếp nhận vốn ODA không hoàn lại; bản sao Quyết định phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án hoặc Quyết định đầu tư chương trình và Văn kiện dự án hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 80 Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ.

c.1.2) Giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp đối với chi sự nghiệp và giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư đối với chi đầu tư của chủ dự án theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 80 Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ và điểm a khoản 10 Điều 10 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ.

c.1.3) Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.

c.1.4) Bản sao văn bản xác nhận của cơ quan chủ quản chương trình, dự án ODA cho chủ chương trình, dự án về hình thức cung cấp chương trình, dự án ODA là ODA không hoàn lại thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng và việc không được ngân sách nhà nước cấp vốn đối ứng để trả thuế giá trị gia tăng.

c.1.5) Trường hợp chủ chương trình, dự án giao một phần hoặc toàn bộ chương trình, dự án cho đơn vị, tổ chức khác quản lý, thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA không hoàn lại nhưng nội dung này chưa được nêu trong các tài liệu quy định tại điểm c.1.1, c.1.4 khoản này thì ngoài các tài liệu theo điểm c.1.1, c.1.2, c.1.3, c.1.4 khoản này, còn phải có thêm bản sao văn bản về việc giao quản lý, thực hiện chương trình, dự án ODA không hoàn lại của chủ chương trình, dự án cho đơn vị, tổ chức đề nghị hoàn thuế.

c.1.6) Trường hợp nhà thầu chính lập hồ sơ hoàn thuế thì ngoài các tài liệu quy định tại điểm c.1.1, c.1.2, c.1.3, c.1.4 khoản này, còn phải có bản sao hợp đồng ký kết giữa chủ dự án với nhà thầu chính thể hiện giá thanh toán theo kết quả thầu không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Người nộp thuế chỉ phải nộp các giấy tờ quy định tại điểm c.1.1, c.1.4, c.1.5, c.1.6 khoản này đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế lần đầu hoặc khi có thay đổi, bổ sung.

 

 

Trường hợp vốn ODA không hoàn lại do nhà tài trợ trực tiếp quản lý, thực hiện:

c.2.1) Các giấy tờ theo quy định tại điểm c.1.1, c.1.3 khoản này;

c.2.2) Trường hợp Nhà tài trợ chỉ định Văn phòng đại diện của nhà tài trợ hoặc tổ chức quản lý, thực hiện chương trình, dự án (trừ trường hợp quy định tại điểm c.2.3 khoản này) nhưng nội dung này chưa được nêu trong các tài liệu quy định tại điểm c.1.1 khoản này thì phải có thêm các tài liệu sau:

c.2.2.1) Bản sao văn bản về việc giao quản lý, thực hiện chương trình, dự án ODA không hoàn lại của nhà tài trợ cho Văn phòng đại diện của nhà tài trợ hoặc tổ chức do nhà tài trợ chỉ định;

c.2.2.2) Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập Văn phòng đại diện của nhà tài trợ, tổ chức do nhà tài trợ chỉ định.

c.2.3) Trường hợp nhà thầu chính lập hồ sơ hoàn thuế thì ngoài những tài liệu quy định tại điểm c.2.1 khoản này, còn phải có bản sao hợp đồng ký kết giữa nhà tài trợ với nhà thầu chính hoặc bản tóm tắt hợp đồng có xác nhận của nhà tài trợ về hợp đồng ký kết giữa nhà tài trợ với nhà thầu chính bao gồm các thông tin: số hợp đồng, ngày ký kết hợp đồng, thời hạn hợp đồng, phạm vi công việc, giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán, giá thanh toán theo kết quả thầu không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Người nộp thuế chỉ phải nộp các giấy tờ quy định tại điểm c.1.1, c.2.2, c.2.3 khoản này đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế lần đầu hoặc khi có thay đổi, bổ sung.

4

Trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn tiền viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức

d.1) Bản sao Quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án và văn kiện chương trình, dự án, phi dự án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ;

d.2) Giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp đối với chi sự nghiệp và giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư đối với chi đầu tư của chủ dự án (trường hợp tiếp nhận viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước) theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ và điểm a khoản 10 Điều 10 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ.

d.3) Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.

Người nộp thuế chỉ phải nộp các giấy tờ quy định tại điểm d.1 khoản này đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế lần đầu hoặc khi có thay đổi, bổ sung

5

Trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn tiền viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam

đ.1) Bản sao Quyết định tiếp nhận viện trợ khẩn cấp để cứu trợ (trường hợp viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ) hoặc Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai và văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai (trường hợp viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai) theo quy định tại khoản 6, 7, 8 Điều 3 Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ.

đ.2) Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.

Người nộp thuế chỉ phải nộp các giấy tờ quy định tại điểm đ.1 khoản này đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế lần đầu hoặc khi có thay đổi, bổ sung.

6

Trường hợp hoàn thuế ưu đãi miễn trừ ngoại giao:

e.1) Bảng kê thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho cơ quan đại diện ngoại giao theo mẫu số 01-3a/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này có xác nhận của Cục Lễ tân nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao về việc chi phí đầu vào thuộc diện áp dụng miễn trừ ngoại giao để được hoàn thuế.

e.2) Bảng kê viên chức ngoại giao thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01-3b/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.

 

7

Hoàn thuế đối với ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách xuất cảnh:

Bảng kê chứng từ hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh theo mẫu số 01-4/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.

8

Trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

Quyết định của cơ quan có thẩm quyền

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

3. Thủ tục hoàn thuế GTGT và thời hạn giải quyết hồ sơ

 

Kế toán lưu ý thủ tục hoàn thuế GTGT và thời hạn giải quyết hồ sơ.

 

3.1. Thủ tục hoàn thuế GTGT

 

Căn cứ quy định tại Thông tư 80/2021/TT-BTC thì quy trình hoàn thuế GTGT thực hiện theo các bước sau đây:

 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

 

Kế toán chuẩn bị hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT theo quy định đối với từng trường hợp cụ thể. 

 

Bước 2: Gửi hồ sơ

 

Kế toán gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT cho cơ quan thuế nơi trực tiếp quản lý thông qua một trong 2 phương thức điện tử hoặc bản giấy.

 

Bước 3: Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ

 

Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và tiến hành phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT theo quy định.

 

Bước 4: Giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT

 

Cơ quan thuế tiến hành giải quyết hồ sơ theo quy định và xem xét dự thảo Quyết định hoàn thuế.

 

Bước 5: Ban quyết định hoàn thuế

 

Cơ quan thuế ban hành Quyết định hoàn thuế.

 

Ngoài ra còn có:

 

- Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước.

 

- Quyết định thanh toán cho ngân hàng là đại lý hoàn thuế GTGT thực hiện lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định.

 

Cơ quan thuế gửi Thông báo về việc không được hoàn thuế (đối với số thuế không được hoàn trả), qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế ngay trong ngày hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Quyết định, Thông báo.

 

>> Tham khảo: Bút toán kết chuyển thuế GTGT.

 

Bước 6: Nhận tiền hoàn thuế

 

Doanh nghiệp, đơn vị nhận tiền hoàn thuế thông qua phương thức:

 

- Chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản đăng ký của người nộp 

 

- Trả trực tiếp tại cơ quan thuế.

 

3.2. Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT

 

Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019. 

 

Hoàn thuế GTGT

Thời hạn giải quyết hoàn thuế GTGT.

 

Thời hạn giải quyết hồ sơ phụ thuộc vào từng đối tượng được hoàn thuế:

 

(1) Trường hợp thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau

 

Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau có hai trường hợp:

 

- Hồ sơ hoàn thuế đủ điều kiện hoàn thuế: Cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế nếu.

 

- Hồ sơ hoàn thuế không thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn hoặc chưa đủ thông tin để cơ quan thuế xác định: Cơ quan thuế gửi thông báo cho người nộp thuế trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế nếu hồ sơ hoàn thuế.

 

(2) Trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau

 

Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế.

 

4. Lợi ích của việc hoàn thuế GTGT đối với doanh nghiệp

 

Hoàn thuế là một trong những quyền lợi của doanh nghiệp, đơn vị được Pháp luật bảo vệ.

 

Lợi ích của hoàn thuế đối với doanh nghiệp như:

 

- Phân bổ dòng tiền: Được hoàn thuế sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để phân bổ vào các hoạt động đầu tư khóa hoặc vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

- Tiết kiệm chi phí: Hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể, cải thiện lợi nhuận.

 

- Tuân thủ pháp luật: Hoàn thuế GTGT là quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, việc khai báo và thực hiện đúng quy định sẽ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro.

 

>> Tham khảo: Hóa đơn đầu ra định khoản thuế GTGT như thế nào?

 

5. Lưu ý khi hoàn thuế GTGT

 

Lưu ý khi làm thủ tục hoàn thuế GTGT:

 

- Thời hạn nộp hồ sơ: Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ hoàn thuế trong thời hạn quy định.

 

- Hồ sơ đầy đủ, chính xác: Hồ sơ phải đầy đủ thông tin, chính xác và có giá trị pháp lý.

 

- Việc thực hiện hồ sơ haonf thuế GTGT thông qua cổng dịch vụ công mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. 

 

- Cập nhật thông tin: Doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các quy định mới về hoàn thuế GTGT.

 

Hoàn thuế GTGT là một quyền lợi quan trọng của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ về quy định và thủ tục hoàn thuế sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, sử dụng dòng tiền hiệu quả hơn.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN