Trang chủ Tin tức Hóa đơn đầu ra định khoản thuế GTGT như thế nào?

Hóa đơn đầu ra định khoản thuế GTGT như thế nào?

Bởi: Einvoice.vn - 17/05/2023 Lượt xem: 16014 Cỡ chữ

Hóa đơn đầu ra định khoản như thế nào? Nghiệp vụ định khoản hóa đơn đầu ra (hay hạch toán hóa đơn đầu ra) nghĩa là khi bán hàng hóa, dịch vụ, căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng cùng các chứng từ liên quan, kế toán sẽ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên hệ thống các tài khoản. Vì nghiệp vụ hạch toán hóa đơn đầu ra bao hàm khá rộng nên trong phạm vi bài viết sau, E-invoice sẽ hướng dẫn cách hạch toán định khoản đối với thuế GTGT đầu ra.

Định khoản hóa đơn đầu ra
Hướng dẫn định khoản hóa đơn đầu ra.

1. Hạch toán thuế GTGT đầu ra trên hóa đơn đầu ra dùng tài khoản nào?

Việc hạch toán thuế GTGT đầu ra sẽ chủ yếu dùng tài khoản 3331 - Thuế GTGT phải nộp, phản ánh số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Tài khoản 3331 có hai tài khoản cấp 2, gồm:

  • Tài khoản 33311 - Thuế GTGT đầu ra: Đây là tài khoản dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT đối với hàng hóa đã bán và bị trả lại hoặc do giảm giá, số thuế GTGT đã nộp, phải nộp và còn phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
  • Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Đây là tài khoản sử dụng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

TK 333 định khoản thuế GTGT đầu ra
Sử dụng TK 333 định khoản thuế GTGT đầu ra.

2. Hướng dẫn định khoản thuế GTGT đầu ra

Tùy theo trường hợp, Kế toán sẽ hạch toán tài khoản 3331 khác nhau, cụ thể:

2.1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Khi doanh nghiệp bán hàng hóa, sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp nộp thuế sẽ phải lập hóa đơn GTGT. Trên hóa đơn GTGT này sẽ thể hiện đầy đủ giá bán chưa thuế GTGT, phụ thu, phí thu thêm ngoài giá (nếu có), thuế GTGT phải nộp, tổng tiền thanh toán.
Trường hợp này kế toán cần phản ánh doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, thuế GTGT, ghi:
- Nợ TK 111, 112, 131,... (Tổng giá thanh toán).
- Có TK 511 - Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ (tính theo giá bán chưa thuế).
- Có TK 512 - Doanh thu nội bộ (tính theo giá bán chưa thuế).
- Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

2.2. Trường hợp cho thuê tài sản

Hoạt động cho thuê tài sản thường bao gồm cho thuê tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình hoặc thuê bất động sản đầu tư. Hoạt động này có đặc trưng là thu tiền cho thuê trước của nhiều kỳ. Do đó doanh thu của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền cho thuê hoạt động tài sản đã thu chia cho số kỳ thu tiền trước cho thuê hoạt động tài sản.
Doanh thu của hoạt động cho thuê tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình sẽ được phản ánh vào bên Có TK 5113. Doanh thu hoạt động cho thuê bất động sản đầu tư sẽ được phản ánh vào bên Có TK 5117.
>> Tham khảo: Hướng dẫn xuất hóa đơn đầu ra với hàng biếu tặng.

Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ

Khi thu tiền khách hàng trả trước, ghi:
- Nợ TK 111, 112 - Tổng số tiền thu của khách hàng cho hoạt động cho thuê tài sản nhiều kỳ
- Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Tính theo giá thuê chưa có thuế GTGT).
- Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước
- Cuối kỳ kế toán tính và kết chuyển doanh thu phát sinh từ hoạt động cho thuê tài sản, ghi:
- Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
- Có TK 5113 - Doanh thu của hoạt động cho thuê tài sản đối với tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình
- Có TK 5117 - Doanh thu của hoạt động cho thuê tài sản đối với bất động sản đầu tư.
Chuyển sang kỳ kế toán sau, kế toán tính và kết chuyển doanh thu hoạt động cho thuê tài sản
- Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
- Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5113 hoặc TK 5117).
Trường hợp hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện và doanh nghiệp phải hoàn tiền cho khách hàng, kế toán ghi:
- Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Tính theo giá chưa thuế GTGT).
- Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
- Có TK 111, 112,... Tổng số tiền trả lại.

Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp

Khi nhận tiền khách hàng trả trước, kế toán ghi:
- Nợ TK 111, 112, … - Tổng số tiền khách trả
- Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Cuối kỳ, kế toán tính và kết chuyển doanh thu kỳ kế toán:
- Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
- Có TK 511 - Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ (TK 5113 hoặc TL 5117).
Cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
- Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ (TK 5113 hoặc TL 5117).
- Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Sang kỳ kế toán tiếp theo, kế toán tính và kết chuyển doanh thu kinh doanh của kỳ kế toán sau:
- Nợ TK 3387
- Có TK 511
Trường hợp hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện và doanh nghiệp phải hoàn tiền cho khách hàng, kế toán ghi:
- Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Tính theo giá chưa thuế GTGT).
- Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
- Có TK 111, 112,... Tổng số tiền trả lại.

Định khoản thuế GTGT đầu ra
Một số trường hợp định khoản thuế GTGT đầu ra.

2.3. Đối với hoạt động bán hàng trả góp, trả chậm

Trường hợp doanh nghiệp bán hàng theo phương thức trả góp, trả chậm hoặc trả góp, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:
- Nợ TK 111, 112, 131,... Tổng số tiền cần phải thanh toán.
- Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
- Có TK 511 - Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ tính theo giá chưa thuế GTGT.
- Có TK 3387 - Doanh thu chưa được thực hiện tính theo giá chưa thuế GTGT.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.

2.4. Trường hợp bán hàng theo phương thức đổi hàng

Khi xuất đổi hàng

Căn cứ theo hóa đơn GTGT khi đưa hàng hóa, dịch vụ đi đổi:
- Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng
- Có TK 511
- Có TK 3331
Căn cứ hóa đơn GTGT khi nhận vật tư, hàng hóa đổi về, kế toán ghi:
- Nợ TK 152, 153, 156,... Giá mua chưa thuế
- Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
- Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Trường hợp hàng hóa, vật tư nhận đổi về không chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:

- Nợ TK 152, 153, 156,... Giá mua chưa thuế
- Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

2.5. Trường hợp bán & thanh lý bất động sản đầu tư

Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ:

- Nợ TK 111, 112, 131,... - Tổng giá thanh toán.
- Có TK 5117 - Doanh thu đối với bất động sản đầu tư (giá chưa thuế).
- Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

Đối với hoạt động bán bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm, trả góp

Khi bán bất động sản đầu tư trả chậm:
- Nợ TK 131
- Có TK 5117
- Có TK 3387
- Có TK 3331
>> Tham khảo: Cách lập mẫu bảng kê hóa đơn đầu ra và đầu vào mới nhất.

Đối với bất động sản đầu tư trả chậm, trả góp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế theo phương pháp trực tiếp:

- Khi bán bất động sản trả chậm, trả góp:
+ Nợ TK 111, 112, 131
+ Có TK 5117
+ Có TK 3387.
- Cuối kỳ, căn cứ vào số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:
+ Nợ TK 5117
+ Có TK 3331.
Trên đây là một số trường hợp hướng dẫn cách định khoản thuế GTGT đầu ra trên hóa đơn đầu ra. Tùy theo trường hợp kế toán cần có bút toán hạch toán/định khoản khác nhau.
Ngoài ra còn một số trường hợp khác đối với kế toán ở các đại lý bán đúng giá, kế toán của doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ, xuất bán hàng hóa tiêu dùng nội bộ/khuyến mại/quảng cáo hoặc xuất trả thay lương,... Kế toán có thể căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh và nội dung tài khoản 333 để hạch toán chính xác.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN