Hướng dẫn xác định thuế GTGT thiết bị y tế theo các văn bản pháp luật hiện hành
Chính sách thuế GTGT thiết bị y tế, hàng y tế ngày càng được các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm. Đặc biệt trong bối cảnh mọc lên ngày càng nhiều các công ty kinh doanh thiết bị, dụng cụ, dịch vụ y tế. Mức thuế suất GTGT hàng y tế là bao nhiêu, mặt hàng nào không phải chịu thuế và những mặt hàng nào được giảm thuế?
Các mức thuế suất thuế GTGT thiết bị y tế.
1. Thuế suất GTGT thiết bị y tế
Tùy theo loại thiết bị y tế, mức thuế áp dụng sẽ khác nhau:
1.1. Thiết bị y tế chịu thuế suất 5%
Căn cứ theo Điều 3, Luật Thuế GTGT năm 2008, đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt nam, trừ các đối tượng được quy định tại Điều 5 của Luật này.
Mặt khác, theo Khoản 11, Điều 10, Thông tư 219/2013/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1, Thông tư 43/2021/TT-BTC, thuế suất 5% được áp dụng đối với thiết bị, dụng cụ y tế quy định tại Thông tư này.
Theo một số quy định trên, thiết bị y tế sẽ bao gồm:
- Các loại máy soi, chụp, chiếu sử dụng trong khám, chữa bệnh.
- Các thiết bị, dụng cụ chuyên để phẫu thuật, điều trị vết thương, ô tô cứu thương.
- Dụng cụ đo tim mạch, huyết áp, dụng cụ truyền máu.
- Bơm kim tiêm.
- Dụng cụ phòng tránh thai, các dụng cụ thiết bị khác thuộc danh mục quy định của Bộ Y tế.
Theo đó, thiết bị y tế nhập khẩu sẽ áp dụng mức thuế suất GTGT 5% nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Có giấy phép nhập khẩu.
- Có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành.
- Có Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về y tế.
- Thuộc Danh mục trang thiết bị y tế thuộc danh mục quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BYT.
>> Tham khảo: Quy định về thuế GTGT hàng khuyến mãi.
1.2. Thiết bị y tế chịu thuế suất GTGT 0%
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 8, Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008 được sửa đổi bởi Khoản 3, Điều 1, Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013; Khoản 2, Điều 1, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi năm 2016, mức thuế 0% áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và các hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng tại Điều 5, Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008 khi thực hiện xuất khẩu, trừ các trường hợp:
- Dịch vụ bưu chính viễn thông.
- Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài.
- Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài.
- Chuyển nhượng vốn.
- Dịch vụ cấp tín dụng.
- Sản phẩm xuất khẩu thuộc danh mục quy định tại Khoản 23, Điều 5, Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008.
- Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam hoặc trong khu phi thuế quan.
- Hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách nước ngoài theo quy định.
>> Tham khảo: Bút toán kết chuyển thuế GTGT.
1.3. Thiết bị y tế chịu mức thuế suất khác (10% hoặc 8%)
Theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính về thuế suất GTGT thiết bị y tế, các thiết bị y tế khác không có tên theo Khoản 8, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC và Khoản 5, Điều 4, Thông tư 83/2014/TT-BTC, không thuộc Danh mục trang thiết bị y tế được nhập khẩu theo giấy phép của Bộ y tế ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BTC nhưng là mặt hàng có xác nhận của Bộ Y tế thì áp dụng mức thuế suất GTGT 5% theo hướng dẫn tại Khoản 8, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC. Trường hợp không được Bộ Y tế xác nhận thì áp dụng mức thuế suất GTGT 10%.
Tuy nhiên, một số mặt hàng từ 1/7/2024 áp dụng quy định giảm thuế từ 10% xuống 8% nên các cơ sở kinh doanh các mặt hàng này cần lưu ý xem mặt hàng có thuộc đối tượng giảm thuế hay không.
2. Thiết bị y tế nào không chịu thuế GTGT?
Các thiết bị y tế không chịu thuế GTGT.
Căn cứ theo Danh mục trang thiết bị y tế ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BYT, trang thiết bị y tế, dụng cụ y tế sử dụng cho đối tượng người khuyết tật nằm trong các nhóm mã hàng 8713 và 9021 sẽ không chịu thuế GTGT:
- Xe lăn, cáng cứu thương, xe đẩy và các loại xe tương tự được thiết kế đặc biệt, không có động cơ sử dụng để hỗ trợ, chuyên chở người tàn tật.
- Răng giả, khớp giả, các chi tiết phục vụ cho nha khoa.
- Nẹp, đinh, vít xương, các dụng cụ để chỉnh hình xương.
- Bộ phận nhân tạo trên cơ thể.
- Thiết bị điều hòa nhịp tim sử dụng trong kích cơ tim, trừ các bộ phận và phụ kiện, hàng hóa xuất khẩu.
- Thiết bị trợ thính, ngoại trừ các phụ kiện, bộ phận.
- Dụng cụ để lắp hoặc cấy ghép vào cơ thể nhằm mục đích hỗ trợ người khuyết tật hoặc hỗ trợ tình trạng suy giảm chức năng các bộ phận trên cơ thể.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
3. Thiết bị y tế có được giảm thuế GTGT năm 2024?
Lưu ý quy định giảm thuế GTGT với nhiều thiết bị y tế.
Ngày 30/6/2024, Chính Phủ ban hành Nghị định 72/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội, hướng dẫn cho chính sách giảm thuế GTGT 2% từ ngày 01/07 đến hết ngày 31/12/2024.
Nghị định 72/2024/NĐ-CP quy định giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc Phụ lục I, II, III kèm theo Nghị định này.
Như vậy, thiết bị y tế nếu không thuộc Phụ lục I, II, III kèm theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP, ngược lại nếu thuộc Phụ lục I, II, III kèm theo Nghị định này thì không được giảm thuế GTGT 10% xuống 8%.
>> Tham khảo: Hướng dẫn lập và nộp báo cáo thuế GTGT chi tiết cho kế toán.
Trên đây là các quy định quan trọng về thuế GTGT thiết bị y tế. Phần lớn các thiết bị, dụng cụ y tế chịu mức thuế GTGT 5%, một số trường hợp đặc biệt sẽ áp dụng mức thuế 0% và 10%. Các mặt hàng thuộc danh mục quy định tại Nghị định 72/2024/NĐ-CP sẽ thuộc diện được giảm thuế GTGT nên doanh nghiệp cần lưu ý.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.