Thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần là gì, cách tính như thế nào?
Trong doanh nghiệp việc chuyển nhượng cổ phần sẽ đem đến khoản thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần được tính như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Dưới đây là lưu ý giúp doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế chính xác, đúng quy định.
Thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần.
1. Cổ phần và chuyển nhượng cổ phần
Cổ phần là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ công ty thành các phần bằng nhau (theo Điểm a Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020). Trong công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phần phổ thông do cổ đông phổ thông sở hữu.
Ngoài ra còn có thể có cổ phần ưu đãi (gồm cổ phần ưu đãi cổ tức; cổ phần ưu đãi hoàn lại; cổ phần ưu đãi biểu quyết; cổ phần ưu đãi khác) do cổ đông ưu đãi sở hữu.
Chuyển nhượng cổ phần được hiểu là việc cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần chuyển nhượng lại cổ phần của mình cho một cổ đông khác được quy định tại Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.
Theo đó, cổ phần được tự do chuyển nhượng trừ trường hợp sau:
- Trường hợp cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp chuyển nhượng cổ phần là gì
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu được nộp vào Ngân sách nhà nước, thuế đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế gồm: các khoản thu nhập từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các khoản thu khác sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý theo quy định của pháp luật.
Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần nằm trong danh mục thu nhập chuyển nhượng vốn. Do đó thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần thuộc danh mục thu nhập phải chịu thuế TNDN (căn cứ theo Điều 3, Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-VPQH Thuế Thu nhập doanh nghiệp ngày 15/7/2020).
Thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần được hiểu là loại thuế được đánh trực tiếp vào khoản thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng cổ phần trong doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý từ hoạt động chuyển nhượng cổ phần.
3. Cách tính thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần
Thuế thu nhập doanh nghiệp chuyển nhượng cổ phần căn cứ vào đâu là tính như thế nào? Trên thực tế không phải ai cũng nắm được.
3.1. Căn cứ pháp lý tính thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần
Căn cứ pháp lý tính thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12) ban hành ngày 3/6/2008.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009, hiện được sửa đổi, bổ sung 4 lần mới nhất là Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-VPQH Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường xác thực ngày 29/12/2022.
3.2. Quy định về thuế suất thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần
Thuế suất thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chuyển nhượng vốn. Theo đó thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần được tính bằng với thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng vốn và bằng 20% (căn cứ theo Điều 10, Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-VPQH Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2022).
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Thuế suất thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần bằng 20%.
3.3. Cách tính thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần
Cách xác định thu nhập tính thuế TNDN như sau: Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.
- Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
- Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.
Theo đó cách tính thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần như sau:
Thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần phải nộp |
= |
Thu nhập tính thuế |
x |
Thuế suất 20% |
Trong đó thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng cổ phần được xác định theo công thức:
Thu nhập tính thuế |
= |
Giá chuyển nhượng |
- |
Giá mua của cổ phần chuyển nhượng |
- |
Chi phí chuyển nhượng |
Lưu ý:
- Giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
- Giá mua cổ phần chuyển nhượng: là giá trị trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán tại thời điểm chuyển nhượng và được các bên tham gia hợp đồng xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp gồm: khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; chi phí giao dịch, đàm phán, phí ký kết hợp đồng chuyển nhượng; các chi phí khác có chứng từ chứng minh.
4. Hồ sơ khai thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần
Hồ sơ khai thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần bao gồm:
- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp mẫu số 03/TNDN.
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
- Chứng từ chứng minh giá mua cổ phần (nếu có).
- Chứng từ chứng minh các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần (nếu có).
Hồ sơ khai thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần.
Thời hạn nộp thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần là 30 ngày kể từ ngày chuyển nhượng cổ phần và được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế nơi có trụ sở chính hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan thuế nơi có trụ sở chính. Doanh nghiệp chuyển nhượng cổ phần có trách nhiệm khai thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phần của mình đồng thời có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khai thuế hộ.
>> Tham khảo: Hồ sơ quyết toán thuế TNDN gồm những gì?
5. Các trường hợp không phải nộp thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, các trường hợp không phải nộp thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần bao gồm:
- Chuyển nhượng cổ phần giữa các cổ đông sáng lập;
- Chuyển nhượng cổ phần giữa các thành viên công ty TNHH, giữa các thành viên hợp tác xã.
- Chuyển nhượng cổ phần trong công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu;
- Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần mà cá nhân là cổ đông sáng lập hoặc cá nhân là thành viên của hội đồng quản trị, ban giám đốc hoặc người quản lý;
- Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần mà cá nhân là cổ đông sở hữu từ 51% đến 99% cổ phần của công ty; hoặc là cổ đông sở hữu dưới 51% cổ phần của công ty nhưng có cổ phần được mua theo hình thức thưởng, do mua lại từ công ty hoặc do mua lại từ các cổ đông khác.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.