Thuế xuất nhập khẩu có được tính vào chi phí không?
Xác định thuế xuất nhập khẩu có được tính vào chi phí không sẽ giúp kế toán hạch toán chính xác đồng thời đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, tránh các rủi ro liên quan đến nguồn tiền.
Tìm hiểu thuế xuất nhập khẩu có được tính vào chi phí không.
1. Thuế xuất nhập khẩu là gì?
Thuế xuất nhập khẩu (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) được hiểu là thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Thuế xuất nhập khẩu được quy định cụ thể đối với từng hàng hóa và từng hoạt động xuất nhập khẩu theo quy định của Pháp luật.
2. Thuế xuất nhập khẩu có được tính vào chi phí không
Thuế xuất nhập khẩu có được tính vào chi phí không? trên thực tế không ít các trường hợp có tính và không tính thuế xuất nhập khẩu vào chi phí. Vậy hạch toán đúng như thế nào?
2.1. Căn cứ pháp lý quy định các khoản chi được trừ
Để nắm được thuế xuất nhập khẩu có được tính vào chi phí không kế toán cần nắm được quy định về các khoản chi được trừ khi xác định thuế. Căn cứ pháp lý xác định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
- Thông tư 78/2014/TT-BTC ban hành ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính
- Thông tư 96/2015/TT-BTC ban hành ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính
Cụ thể, theo Khoản 1, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 (được sửa đổi bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015) có quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.”
Căn cứ vào các khoản chi được trừ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi bổ sung) nêu trên kế toán xác định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
>> Tham khảo: Hồ sơ và thủ tục hoàn thuế xuất nhập khẩu như thế nào?
2.2. Thuế xuất nhập khẩu được tính vào chi phí hợp lý
Điều kiện để khoản thuế xuất nhập khẩu được trừ vào chi phí doanh nghiệp.
Căn cứ vào các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì thuế xuất nhập khẩu được tính vào chi phí hợp lý. Tuy nhiên, khoản thuế xuất nhập khẩu này sẽ phải đáp ứng điều kiện sau:
- Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có thuế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp cần có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật chứng minh khoản thuế của hàng hóa xuất nhập khẩu đã nộp.
Lưu ý:
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính vào chi phí được trừ theo số tiền thuế thực tế phải nộp.
- Nếu doanh nghiệp có thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được hoàn, thì phải điều chỉnh giảm chi phí đã được khấu trừ tương ứng khi hạch toán thu nhập chịu thuế.
2.3. Ví dụ thuế xuất nhập khẩu được tính vào chi phí
Đa số các trường hợp hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có thuế xuất khẩu tính vào chi phí: Ví dụ:
Công ty A nhập khẩu một lô hàng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất có:
- Giá trị tính thuế nhập khẩu là 100 triệu đồng,
- Thuế nhập khẩu phải nộp là 20 triệu đồng.
- Công ty A sử dụng nguyên liệu này để sản xuất sản phẩm và bán ra với giá trị 200 triệu đồng
Công ty A đã nộp thuế nhập khẩu đầy đủ và được cấp hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Trong kỳ tính thuế.
Như vậy ta có:
- Thuế nhập khẩu là chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty A là 20 triệu đồng.
- Thu nhập chịu thuế là: 200 - 100 - 20 = 80 triệu đồng.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
3. Các khoản không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế
Trường hợp hàng hóa gặp rủi ro bất khả kháng.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015) quy định về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, các khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (Xem tại Mục 2.1) sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
>> Có thể bạn quan tâm: Trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, trường hợp doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
- Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.