Trang chủ Tin tức Kiểm toán công trình xây dựng là gì và có vai trò như thế nào?

Kiểm toán công trình xây dựng là gì và có vai trò như thế nào?

Bởi: Einvoice.vn - 05/09/2022 Lượt xem: 5351 Cỡ chữ

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng từ các khu đô thị đến các vùng sâu vùng xa trên phạm vi cả nước, kiểm toán xây dựng ra đời giúp giải quyết các vấn đề thiếu sót gặp phải. Các doanh nghiệp sử dụng kiểm toán xây dựng nhằm tăng độ tin cậy và làm cơ sở phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Vậy kiểm toán xây dựng công trình là gì, có vai trò và quy trình thực hiện như thế nào?

Kiểm toán công trình xây dựng

Kiểm toán công trình xây dựng.

1. Kiểm toán xây dựng là gì?

Kiểm toán xây dựng công trình là công việc của công ty kiểm toán và các kiểm toán viên, trong đó thực hiện thu thập thông tin về dự án, công tác quyết toán và quyết toán vốn đầu tư của dự án để đưa ra ý kiến, nhận định một cách độc lập, khách quan.
Trong đó, kiểm toán viên xây dựng sẽ cung cấp một cách hệ thống và độc lập, kiểm tra dữ liệu, hồ sơ, hoạt động và hiệu suất của một dự án xây dựng.
>> Tham khảo: Hệ thống chuẩn mực trong kiểm toán.

2. Vai trò của kiểm toán xây dựng công trình

Kiểm toán xây dựng công trình hướng tới mục đích chính nhằm gia tăng độ tin cậy cho báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và là cơ sở để cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án cân nhắc thông qua báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

Vai trò của kiểm toán xây dựng.

Vai trò quan trọng của kiểm toán xây dựng.

Các ý kiến được đưa ra trong báo cáo kiểm toán sẽ là cơ sở để xem xét các khía cạnh trọng yếu, đánh giá xem dự án có đáp ứng đúng các quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng hay không. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có thể hiện chính xác, phù hợp với tình hình quyết toán công trình tính tại thời điểm báo cáo hay không, có tuân thủ các chuẩn mực kế toán, quy định về quyết toán dự án hay không.
>> Tham khảo: Tổng hợp các phương pháp kiểm toán cơ bản.

3. Lợi ích và nội dung của kiểm toán xây dựng công trình

Sử dụng kiểm toán xây dựng công trình sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích:

  • Tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện kiểm toán.
  • Hoàn thiện hồ sơ hợp lệ, đúng và đủ phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Kịp thời xử lý các vấn đề bất cập phát sinh cần khắc phục, các sai phạm trọng yếu như: Các vấn đề trong quá trình giải ngân, cấp pháp vốn hoặc một số vấn đề khác thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản,...

Nội dung của kiểm toán xây dựng công trình:

  • Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý, hợp pháp của dự án.
  • Kiểm tra tình hình cấp phát vốn đầu tư.
  • Xem xét mức độ phù hợp giữa khối lượng công tác xây dựng, số lượng và chủng loại, khối lượng thiết bị tính toán từ thiết kế xây dựng.
  • Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý khi áp dụng định mức, giá xây dựng dự án và những quy định về việc xác định các khoản thu chi phí dự án.
  • Kiểm tra tính hợp lý của các loại chi phí khi xây dựng dự án: chi phí đầu tư, chi phí thiết bị, chi phí xây lắp, các khoản chi phí khác.
  • Kiểm tra tình trạng công nợ, thiết bị, vật tư của dự án còn tồn đọng.
  • Mức độ đầy đủ và phù hợp của hồ sơ quyết toán dự án khi thực hiện đối chiếu với hướng dẫn quyết toán dự án được Bộ Tài Chính ban hành.

Nội dung công việc kiểm toán xây dựng.

Nội dung công việc kiểm toán xây dựng.

4. Quy trình kiểm toán xây dựng

Quy trình kiểm toán xây dựng thường trải qua các bước sau:

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán sẽ gồm 2 nội dung chính:

  • Kế hoạch kiểm toán tổng thể: mô tả phạm vi và cách thức tiến hành kiểm toán, mô tả đầy đủ, chi tiết và là cơ sở thực hiện chương trình kiểm toán.
  • Chương trình kiểm toán: Xác định các nội dung kiểm toán, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán.

Bước 2: Thực hiện kiểm toán

Thực hiện kiểm toán chính là triển khai nội dung của kiểm toán công trình xây dựng, bao gồm các công việc chính sau đây:

  • Kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án: Kiểm tra việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng, kiểm tra các hợp đồng ký kết,...
  • Kiểm tra nguồn vốn đầu tư: Kiểm tra, đối chiếu cơ cấu vốn, số vốn thực hiện, sự phù hợp giữa thực tế sử dụng nguồn vốn, điều chỉnh tăng - giảm nguồn vốn.
  • Kiểm tra chi phí đầu tư: Chi phí xây dựng, chi phí quản lý dự án, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí tư vấn xây dựng,...

Bước 3: Kết thúc kiểm toán xây dựng

Cuối cùng, khi kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục sau:

  • Phân tích, đánh giá, tổng hợp kết quả kiểm toán.
  • Lập báo cáo kiểm toán.
  • Xử lý các công việc phát sinh sau khi phát hành báo cáo kiểm toán.

Báo cáo kiểm toán cuối cùng.

Đưa ra báo cáo kiểm toán cuối cùng.

Sau khi hoàn thành kiểm toán, kiểm toán viên sẽ phải đưa ra báo cáo kiểm toán. Nội dung chính của báo cáo kiểm toán cần có các nội dung chính sau:

  • Hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư.
  • Nguồn vốn đầu tư.
  • Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành, giá trị khối lượng thiết bị hoàn thành.
  • Quyết toán các khoản chi phí.
  • Chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản.
  • Giá trị tài sản bàn giao đưa vào sử dụng.
  • Tình hình công nợ của dự án công trình xây dựng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về kiểm toán xây dựng công trình. Các kiểm toán viên, công ty kiểm toán có thể tham khảo để xây dựng các chương trình kiểm toán áp dụng với các công trình xây dựng.
Ngoài ra, để biết thêm thông tin chi tiết về phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN