Trang chủ Tin tức 39 chuẩn mực kiểm toán quan trọng cần lưu ý

39 chuẩn mực kiểm toán quan trọng cần lưu ý

Bởi: Einvoice.vn - 18/04/2022 Lượt xem: 7231 Cỡ chữ

Chuẩn mực kiểm toán là gì? Trong hệ thống các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, có chuẩn mực nào quan trọng cần lưu ý? Mục đích của các chuẩn mực đó là gì? Cùng đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây của E-invoice!

Các chuẩn mực trong kiểm toán
Chuẩn mực kiểm toán là tiêu chuẩn về chất lượng kiểm toán.

1. Chuẩn mực kiểm toán là gì?

Để hiểu chuẩn mực kế toán là gì, cùng đi tìm hiểu ý nghĩa của từng khái niệm “Chuẩn mực” và “Kế toán”.
Chuẩn mực là những nguyên tắc, tiêu chuẩn để các thành viên thực hiện theo, làm cơ sở đánh giá chất lượng công việc.
Kiểm toán là việc kiểm tra báo cáo tài chính của tổ chức/doanh nghiệp  bởi nhân viên của tổ chức/công ty kiểm toán độc lập. Trong đó, báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh báo cáo tài chính khác.
Vậy, chuẩn mực kế toán (Audit standards) có thể hiểu đơn giản là những tiêu chuẩn, quy phạm, thước đo chung về chất lượng công việc kiểm toán và cơ sở để các kiểm toán viên, thành viên kiểm toán và các bên liên quan phải tuân thủ thực hiện, từ đó đưa ra ý kiến về báo cáo được kiểm toán.
>> Có thể bạn quan tâm: Khái niệm báo cáo tài chính.

2. Ý nghĩa của chuẩn mực kiểm toán

Các chuẩn mực kiểm toán đóng vai trò thế nào?
Chuẩn mực kiểm toán có vai trò đặc biệt quan trọng.

Chuẩn mực kiểm toán là kim chỉ nam dẫn đường cho mọi hoạt động kiểm toán. Đây là quy định, hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, cũng như thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà các kiểm toán viên phải tuân thủ.
Vì vậy, việc tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán, nâng cao giá trị và tính hữu ích của các ý kiến, báo cáo kiểm toán.

Từ đó, góp phần minh bạch hóa, công khai và làm lành mạnh nền kinh tế, tài chính quốc gia, hạn chế và ngăn chặn gian lận trong việc quản lý, sử dụng nguồn lực của Nhà nước.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

3. Hệ thống 39 chuẩn mực kiểm toán quan trọng

Theo Thông tư 214/2012/TT – BTC, Thông tư số 67/2015/TT – BTC và Thông tư số 70/2015/TT – BTC, hiện nay có tổng cộng 39 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quan trọng cần ghi nhớ. Cụ thể:

39 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

STT

Chuẩn mực

Tên chuẩn mực

1

Chuẩn mực kiểm soát chất lượng

số 1

Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét BCTC, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác (VSQC1)

2

Chuẩn mực

số 200

Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

3

Chuẩn mực số 210

Hợp đồng kiểm toán

4

Chuẩn mực số 220

Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC

5

Chuẩn mực số 230

Tài liệu, hồ sơ kiểm toán

6

Chuẩn mực số 240

Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC

7

Chuẩn mực số 250

Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán BCTC

8

Chuẩn mực số 260

Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán

9

Chuẩn mực số 265

Trao đổi về những khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ với Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán

10

Chuẩn mực số 300

Lập kế hoạch kiểm toán BCTC

11

Chuẩn mực số 315

Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị

12

Chuẩn mực số 320

Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán

13

Chuẩn mực số 330

Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá

14

Chuẩn mực số 402

Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài

15

Chuẩn mực số 450

Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán

16

Chuẩn mực số 500

Bằng chứng kiểm toán

17

Chuẩn mực số 501

Bằng chứng kiểm toán đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt

18

Chuẩn mực số 505

Thông tin xác nhận từ bên ngoài

19

Chuẩn mực số 510

Kiểm toán năm đầu tiên – Số dư đầu kỳ

20

Chuẩn mực số 520

Thủ tục phân tích

21

Chuẩn mực số 530

Lấy mẫu kiểm toán

22

Chuẩn mực số 540

Kiểm toán các ước tính kế toán

23

Chuẩn mực số 550

Các bên liên quan

24

Chuẩn mực số 560

Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán

25

Chuẩn mực số 570

Hoạt động liên tục

26

Chuẩn mực số 580

Giải trình bằng văn bản

27

Chuẩn mực số 600

Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn

28

Chuẩn mực số 610

Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ

29

Chuẩn mực số 620

Sử dụng công việc của chuyên gia

30

Chuẩn mực số 700

Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC

31

Chuẩn mực số 705

Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần

32

Chuẩn mực số 706

Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

33

Chuẩn mực số 710

Thông tin so sánh – Dữ liệu tương ứng và BCTC so sánh

34

Chuẩn mực số 720

Các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã được kiểm toán

35

Chuẩn mực số 800

Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC cho mục đích đặc biệt

36

Chuẩn mực số 805

Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ và khi kiểm toán các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của BCTC

37

Chuẩn mực số 810

Dịch vụ báo cáo về báo cáo tài chính tóm tắt

38

Chuẩn mực số 1000

Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

39

 

Công bố chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam

 

 

Trên đây là các nội dung liên quan đến chuẩn mực kiểm toán cùng 39 chuẩn mực kiểm toán quan trọng cần ghi nhớ. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý độc giả khi đang tìm hiểu vấn đề này.
Ngoài ra, để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN