Trang chủ Tin tức Hướng dẫn xuất hóa đơn 2 loại thuế suất

Hướng dẫn xuất hóa đơn 2 loại thuế suất

Bởi: Einvoice.vn - 13/08/2024 Lượt xem: 2175 Cỡ chữ

Xuất hóa đơn 2 loại thuế suất như thế nào? Quy định giảm thuế được áp dụng từ 1/7/2024 theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP dẫn đến việc xuất hóa đơn phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Trong quá trình bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, nếu cùng một lần giao dịch có cả mặt hàng giảm thuế và mặt hàng không giảm thuế, hoặc các mặt hàng có mức thuế suất khác nhau, kế toán cần lưu ý về cách ghi thuế suất.

 

Thuế suất ghi trên hóa đơn điện tử

Kế toán lưu ý cách ghi thuế suất trên hóa đơn điện tử.

 

1. Quy định xuất hóa đơn 2 loại thuế suất

 

Để giải đáp vấn đề xuất hóa đơn 2 loại thuế suất, kế toán cần nắm được quy định về thể hiện thuế suất trên hóa đơn.

 

1.1. Quy định về ghi nội dung thuế suất thuế GTGT và tiền thuế GTGT trên hóa đơn điện tử

 

Căn cứ theo Khoản 6, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP vấn đề ghi ghi nội dung thuế suất thuế GTGT và tiền thuế GTGT được quy định khá chi tiết:

 

- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng tiền thuế GTGT, tổng số tiền thanh toán đã bao gồm thuế GTGT.

 

- Thuế suất thuế GTGT: Thuế suất thuế GTGT thể hiện trên hóa đơn là thuế suất thuế GTGT tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định về thuế GTGT.

 

- Thành tiền chưa gồm thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã bao gồm thuế GTGT phải được thể hiện trên hóa đơn bằng đồng tiền Việt Nam theo chữ số Ả - rập, trừ các trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không quy đổi ra đồng Việt Nam thì thể hiện theo nguyên tệ.

 

Mặt khác, tại Điều 11, Thông tư 219/2013/TT-BTC, việc khai thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh có nhiều hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau:

 

“Thuế suất 10%

 

...

 

Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.”

 

Như vậy, nếu cơ sở kinh doanh nhiều hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất khác nhau thì phải thực hiện kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ.

 

Đồng thời, nội dung hóa đơn điện tử cũng yêu cầu phải ghi rõ mức thuế GTGT tương ứng với từng hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn và tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất.

 

1.2. Cách ghi thuế suất trên hóa đơn điện tử

 

Căn cứ theo Phụ lục 5 ban hành kèm theo Quyết định 1450/QĐ-TCT, được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 17, Phụ lục ban hành kèm theo Điều 1, Quyết định 1510/QĐ-TCT, cách ghi thuế suất trên hóa đơn GTGT được lập theo hình thức hóa đơn điện tử như sau:

 

TT

Mức thuế suất

Nội dung ghi trong hóa đơn điện tử

1

0%

0%

2

5%

5%

3

8%

8%

4

10%

10%

5

GTGT

KCT

6

Không kê khai, tính nộp thuế GTGT

KKKNT

7

Trường hợp khác:

+ Trong trường hợp xác định được giá trị thuế suất thì “:AB.CD” là bắt buộc trong đó A, B, C, D là các số nguyên từ 0 đến 9.

+ Trong trường hợp người nộp thuế là cơ sở kinh doanh Việt Nam nộp thay thuế cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thì “:AB.CD” là không bắt buộc, người nộp thuế chỉ cần điền “KHAC”

KHAC: AB.CD%

 

1.3. Quy định ghi hóa đơn có các mức thuế suất khác nhau

 

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 1, Nghị định 72/2024/NĐ-CP:

 

4. Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều này.”

 

Như vậy, trường hợp cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ mức thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Khoản 3, Nghị định 72/2024/NĐ-CP.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

2. Hướng dẫn xuất hóa đơn 2 loại thuế suất

 

Xuất hóa đơn hai loại thuế suất

Cách xuất hóa đơn 2 loại thuế suất.

 

Quy định xuất hóa đơn 2 loại thuế suất được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 72/2024/NĐ-CP và chia thành 2 trường hợp:

 

2.1. Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

 

Căn cứ theo Điểm a, Khoản 2, Điều 1, Nghị định Nghị định 72/2024/NĐ-CP, đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 1, Điều 1, Nghị định 72/2024/NĐ-CP, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, có các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng, người bán thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 2 và Khoản 3, Khoản 4, Điều 1, Nghị định 72/2024/NĐ-CP:

 

- Trên hóa đơn GTGT cần thể hiện rõ mức thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ.

 

- Tại dòng thuế suất thuế GTGT ghi “8%” đối với hàng hóa được giảm thuế và ghi “10%” đối với hàng hóa không được giảm thuế.

 

- Ghi tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền người mua phải thanh toán cho từng loại thuế suất.

 

2.2. Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế theo phương pháp khấu trừ

 

Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 1, Nghị định 72/2024/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh (gồm cả hộ và cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Đối với cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp này, khi lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT:

 

- Tại cột “Thành tiền”: Ghi đầy đủ tên hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm.

 

- Tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ”: Ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu và ghi chú “đã giảm… (số tiền) tương ứng với 20% mức tỷ lệ % tính thuế GTGT theo Nghị quyết số 142/2024/QH15.

 

>> Tham khảo: Hướng dẫn cách hạch toán thuế GTGT được khấu trừ - phải nộp.

 

3. Cách xuất hóa đơn có hàng hóa chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT

 

Lập hóa đơn

Lập chung hóa đơn cho hàng hóa chịu thuế & không chịu thuế.

 

Theo quy định tại mục 1 bên trên, khi ghi hóa đơn điện tử phát sinh đồng thời cả hàng hóa chịu thuế GTGT và hàng hóa không chịu thuế GTGT, người bán có thể lập chung trên một hóa đơn điện tử để giao cho người mua. Nội dung trên hóa đơn cần lưu ý:

 

- Ghi tách riêng từng dòng theo mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và dòng riêng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và dòng riêng đối với hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT.

 

- Ghi rõ tổng tiền thuế GTGT theo từng mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT có mức thuế suất khác nhau.

 

- Trên hóa đơn phải thể hiện đầy đủ các nội dung:

 

+ Thành tiền chưa có thuế GTGT.

 

+ Thuế suất thuế GTGT: Ghi “KCT” đối với hàng hóa không chịu thuế GTGT.

 

Tổng tiền thuế GTGT theo từng mức thuế suất.

 

Tổng cộng tiền thuế GTGT.

 

+ Tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT.

 

Các nội dung: Thành tiền chưa gồm thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã bao gồm thuế GTGT phải được thể hiện trên hóa đơn bằng đồng tiền Việt Nam theo chữ số Ả - rập, trừ các trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không quy đổi ra đồng Việt Nam thì thể hiện theo nguyên tệ.

 

Trên đây là hướng dẫn xuất hóa đơn 2 loại thuế suất. Cơ sở kinh doanh cần lưu ý trường hợp cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ mức thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Nghị định 72/2024/NĐ-CP.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN