Chứng thực chữ ký điện tử là gì? Tiêu chí lựa chọn tổ chức chứng thực chữ ký điện tử uy tín
Chứng thực chữ ký điện tử là gì? Việc hiểu rõ chứng thực chữ ký điện tử sẽ giúp người dùng đảm bảo an toàn cho các giao dịch điện tử mà mình thực hiện. Bên cạnh đó, người dùng có thể lựa chọn được các tổ chức chứng thực chữ ký điện tử uy tín.
Tìm hiểu chứng thực chữ ký điện tử là gì.
1. Chữ ký điện tử là gì?
Theo Khoản 11, Điều 3, Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định chữ ký điện tử như sau:
“Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu.”
Như vậy, chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử được sử dụng trong môi trường điện tử gắn liền với các thông điệp dữ liệu nhằm xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu. Chữ ký điện tử có nhiều loại khác nhau và được phân theo phạm vi sử dụng.
Cụ thể, theo Khoản 1, Điều 22, Luật Giao dịch điện tử 2023, chữ ký điện tử bao gồm các loại sau:
- Chữ ký số công cộng: là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng (là loại chữ ký được các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất với mục đích thực hiện giao dịch điện tử an toàn).
- Chữ ký điện tử chuyên dùng: là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
- Chữ ký số chuyên dùng công vụ: là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.
Hiện nay, chữ ký số công cộng được các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân sử dụng phổ biến do tính an toàn và đáp ứng được nhu cầu ký số đa dạng.
>> Tham khảo: Làm thế nào để có chữ ký điện tử hợp pháp cho mọi doanh nghiệp?
2. Chứng thực chữ ký điện tử là gì? Định nghĩa về dịch vụ chứng thực chữ ký số
Không phải ai cũng hiểu rõ chứng thực chữ ký điện tử, theo đó mà xảy ra nhầm lẫn giữa các khái niệm về đảm bảo tính pháp lý cho chữ ký điện tử hay đảm bảo an toàn cho chữ ký số.
2.1. Chứng thực chữ ký điện tử là gì?
Chứng thực chữ ký điện tử được hiểu là quá trình xác nhận tính hợp pháp và xác thực của một chữ ký điện tử. Nói cách khác, đây là việc chứng minh rằng chữ ký điện tử đó thực sự được tạo ra bởi người được chứng thực và không bị giả mạo.
2.2. Định nghĩa về dịch vụ chứng thực chữ ký số?
Dịch vụ chứng thực chữ ký số là một dạng của chứng thực chữ ký điện tử. Căn cứ theo Khoản 14, Điều 3, Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về dịch vụ chứng thực chữ ký số như sau:
“Dịch vụ chứng thực chữ ký số là dịch vụ do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp để xác thực chủ thể ký số trên thông điệp dữ liệu, bảo đảm tính chống chối bỏ của chủ thể ký với thông điệp dữ liệu và bảo đảm tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu được ký.”
Theo định nghĩa về chứng thực chữ ký số có thể hiểu rõ hơn bản chất của việc chứng thực chữ ký điện tử.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
3. Vì sao cần chứng thực chữ ký điện tử?
Trên thực tế chữ ký điện tử có thể giả mạo nếu không đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định của pháp luật. Khi sử dụng chữ ký điện tử trong các giao dịch điện tử có thể có nhiều rủi ro dẫn đến tranh chấp. Điều này dẫn tới nhu cầu chứng thực chữ ký điện tử để giải quyết các nhu cầu đảm bảo tính pháp lý cho các giao dịch điện tử.
Cụ thể:
- Đảm bảo tính pháp lý: Chứng thực giúp cho chữ ký điện tử có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay, đảm bảo tính ràng buộc của các giao dịch điện tử.
- Xác thực danh tính: Chứng thực giúp xác định chính xác người ký, tránh tình trạng giả mạo.
- Bảo vệ quyền lợi: Chứng thực giúp bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch điện tử.
4. Quy trình chứng thực chữ ký điện tử
Các bước chứng thực chữ ký điện tử.
Chứng thực chữ ký điện tử là một trong những quy trình quan trọng, bắt buộc khi thực hiện giao dịch điện tử an toàn. Theo đó, các văn bản, tài liệu điện tử được ký sẽ đảm bảo tính pháp lý cao. Quy trình chứng thực chữ ký điện tử thường bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác minh danh tính
Người cần chứng thực chữ ký phải cung cấp các giấy tờ tùy thân để xác minh danh tính.
Bước 2: Tạo chữ ký điện tử (thường là chữ ký số)
Người ký sẽ sử dụng phương thức riêng để tạo ra chữ ký điện tử. Trường hợp chữ ký điện tử là chữ ký số thì người ký sẽ được đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp một chứng thư số, chứa các thông tin cá nhân và khóa công khai - khóa riêng thiết bị ký số (USB Token) để thực hiện ký số. Người này sử dụng khóa riêng để ký vào tài liệu điện tử.
Bước 3: Xác thực chữ ký điện tử (xác thực chữ ký số)
Các bên thực hiện xác thực chữ ký điện tử thông qua các phương thức xác định uy tín, tin cậy. Đối với người dùng sử dụng chữ ký điện tử là chữ ký số thì sử dụng khóa công khai để kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử không có chữ ký số hợp lệ khi nào?
5. Các tiêu chí lựa chọn tổ chức chứng thực chữ ký điện tử uy tín cho doanh nghiệp
Việc lựa chọn một tổ chức chứng thực chữ ký điện tử uy tín là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, bởi nó trực tiếp ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử. Dưới đây là một số tiêu chí doanh nghiệp có thể dùng làm căn cứ để cân nhắc lựa chọn đơn vị chứng thực chữ ký điện tử uy tín.
(1) Được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động
Tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất để doanh nghiệp lựa chọn tổ chức chứng thực chữ ký điện tử uy tín đó là đảm bảo việc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép. Bên cạnh đó doanh nghiệp nên chọn tổ chức có giấy phép còn hiệu lực trong thời gian dài để đảm bảo tính ổn định của dịch vụ.
(2) Sản phẩm tốt
Sản phẩm chữ điện tử/ chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ có nhiều các tính năng ưu việt, có thể đáp ứng nhu cầu ký số cao của doanh nghiệp, đơn vị. Bên cạnh đó, khả năng kết hợp linh hoạt của chữ ký điện tử/chữ ký số với các ứng dụng khác cùng với yếu tố về giá cả cũng là điểm cộng lớn cho tổ chức được lựa chọn.
(3) Kinh nghiệm và uy tín
Doanh nghiệp lưu ý lựa chọn các tổ chức có nhiều năm kinh nghiệm triển khai chữ ký số cùng với các ứng dụng quản lý doanh nghiệp (hóa đơn điện tử, BHXH điện tử, hải quan điện tử…), điều này sẽ hỗ trợ việc ký số được thuận lợi.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý đến việc tổ chức, đơn vị đó có nhiều khách hàng sử dụng hay không, các ý kiến đánh giá của khách hàng đã trải nghiệm dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực đó. Nên lựa chọn các đơn vị có nhiều đánh giá tốt.
(4) Dịch vụ tốt
Trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi các lỗi, sự cố xảy ra. Theo đó cần lưu ý lựa chọn các tổ chức có dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt. Điều này đảm bảo việc ký số sẽ không bị gián đoạn hoặc xảy ra các rủi ro ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
(5) Tuân thủ pháp luật
Tiêu chí tuân thủ pháp luật là một trong các tiêu chí mà doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cần thường xuyên cập nhật và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến chứng thực chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký số.
Trên đây là thông tin về chứng thực chữ ký điện tử là gì và tiêu chí lựa chọn tổ chức chứng thực chữ ký điện tử uy tín. Để đảm bảo tính pháp lý và an toàn, bạn nên lựa chọn các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử uy tín được Bộ Thông tin và truyền thông cấp giấy phép hoạt động. Chứng thực chữ ký điện tử là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng chính phủ điện tử.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.