Trang chủ Tin tức Hướng dẫn cách lập hóa đơn chiết khấu thương mại theo Nghị định 123 và Thông tư 78

Hướng dẫn cách lập hóa đơn chiết khấu thương mại theo Nghị định 123 và Thông tư 78

Bởi: Einvoice.vn - 24/02/2025 Lượt xem: 74 Cỡ chữ

Chiết khấu thương mại là khoản mà doanh nghiệp thực hiện giảm giá so với giá bán niêm yết cho khách hàng với số lượng lớn theo thỏa thuận, cam kết khi mua, bán hàng. Mỗi hình thức chiết khấu thương mại sẽ có quy định riêng, thể hiện trong hợp đồng và có cách xuất hóa đơn, kê khai thuế khác nhau.

 

Hóa đơn chiết khấu thương mại

Quy định về hóa đơn chiết khấu thương mại.

 

1. Quy định về hóa đơn chiết khấu thương mại

 

Chiết khấu thương mại (CKTM) được hiểu là khoản doanh nghiệp giảm giá bán niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Quy định về hóa đơn chiết khấu thương mại tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC.

 

Theo đó, tại Điểm đ, Khoản 6, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

 

- Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng chiết khấu thương mại thì phải thể hiện rõ ràng khoản chiết khấu thương mại trên hóa đơn. Giá tính thuế GTGT khi chiết khấu thương mại thực hiện theo quy định pháp luật.

 

- Tại Khoản 22, Điều 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC, trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng chiết khấu thương mại thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại cho khách hàng.

 

Đồng thời, ngày 02/8/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 3292/TCT-CS hướng dẫn lập hóa đơn chiết khấu thương mại:

 

- Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng chiết khấu thương mại cho khách hàng thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ theo số lượng, doanh số thì số tiền chiết khấu được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc của kỳ kế tiếp.

 

- Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình thì người bán lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế GTGT đầu vào, đầu ra.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trên E-invoice.

 

2. Hướng dẫn lập hóa đơn chiết khấu thương mại

 

Nội dung hóa đơn chiết khấu thương mại

Cách lập hóa đơn CKTM theo 3 trường hợp.

 

Việc lập hóa đơn chiết khấu thương mại tùy theo từng trường hợp:

 

Trường hợp 1: Chiết khấu từng lần

 

Việc chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng được hiểu là mua 1 lần là đủ điều kiện hưởng chiết khấu thương mại, thực hiện chiết khấu thương mại ngay tại lần mua đó.

 

Ví dụ: Ngày 15/2/2025, công ty A tổ chức chương trình mua máy lọc không khí trị giá 5.000.000/cái chưa tính thuế và được chiết khấu ngay 10% = 500.000 đồng/cái.

 

Giá bán chưa thuế là 5.000.000 - 500.000 = 4.500.000 đồng.

 

Phần thông tin hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn + thuế + Thành tiền sẽ như sau:

 

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6) = (4) x (5)

1

Máy lọc không khí Sharp S3501

Cái

1

5.000.000

5.000.000

 

Chiết khấu thương mại 10% theo chương trình khuyến mãi ngày 15/2/2025

 

 

 

500.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng tiền hàng

4.500.000

Thuế suất GTGT (VAT rate): 8%  

Tiền thuế GTGT

360.000

Tổng tiền thanh toán

4.860.000

Bằng chữ: Bốn triệu tám trăm sáu mươi ngàn đồng chẵn.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

Trường hợp 2: Chiết khấu theo số lượng, doanh số

 

Trường hợp này, số tiền chiết khấu sẽ được điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc lần mua của kỳ tiếp theo:

 

- Nếu số tiền chiết khấu < số tiền trên hóa đơn của lần mua cuối cùng: Kế toán trừ trực tiếp trên hóa đơn.

 

- Nếu số tiền chiết khấu > Số tiền trên hóa đơn của lần mua cuối cùng: Kế toán lập hóa đơn điều chỉnh giảm kèm bảng kê chi tiết của các hóa đơn trước đó.

 

Lưu ý: Hóa đơn chiết khấu thương mại không được ghi dấu âm (-).

 

Ví dụ: Ngày 15/1/2025, Công ty A ký hợp đồng với công ty B thỏa thuận rằng nếu công ty B mua 10 Máy lọc không khí Sharp trị giá 5.500.000 đồng/cái thì được chiết khấu 10% (550.000 đồng/cái).

 

  • Lần 1 công ty B mua 4 cái: Trên hóa đơn ghi đơn giá là 5.500.000 đồng/cái vì chưa đủ điều kiện hưởng chiết khấu;

 

  • Lần 2 công ty B mua 2 cái: Trên hóa đơn ghi đơn giá là 5.500.000 đồng/cái vì chưa đủ điều kiện hưởng chiết khấu;

 

  • Lần 3 công ty B mua 4 cái: đủ điều kiện hưởng chiết khấu, nên công ty sẽ được chiết khấu 10%.

 

Tổng số tiền chiết khấu: 550.000 x 10 = 5.500.000 nhỏ hơn giá trị của hóa đơn cuối cùng (4 x 5.500.000 = 22.000.000 đồng) nên có thể trừ số tiền chiết khấu vào hóa đơn này.

 

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ 

Đơn vị tính

Số lượng 

Đơn giá

Thành tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6) = (4) x (5)

1

Máy lọc không khí Sharp S3501

Cái

4

5.500.000

22.000.000

 

Chiết khấu thương mại 10% theo chương trình khuyến mãi ngày 15/1/2025

Cái

10

550.000

5.500.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng tiền hàng

16.500.000

Thuế suất GTGT (VAT rate): 8%  

Tiền thuế GTGT

1.320.000

Tổng tiền thanh toán

17.820.000

Bằng chữ: Mười bảy triệu tám trăm hai mươi ngàn đồng chẵn.

 

Trường hợp 3: Chiết khấu thương mại theo số lượng, doanh số nhưng số tiền chiết khấu được lập sau khi kết thúc chương trình hoặc kỳ chiết khấu

 

Sau khi kết thúc chương trình, người bán lập hóa đơn điều chỉnh kèm theo bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh số tiền, tiền thuế điều chỉnh trước đó. Hóa đơn chiết khấu thương mại trường hợp này được viết tương tự như cách viết hóa đơn của 2 trường hợp nêu trên.

 

>> Tham khảo: Phạt không xuất hóa đơn có những mức nào?

 

3. Cách kê khai hóa đơn chiết khấu thương mại

 

Kê khai hóa đơn

Hướng dẫn kê khai hóa đơn CKTM.

 

Trường hợp 1: Hóa đơn có cả hàng mua và cả khoản chiết khấu thương mại

 

Đây là trường hợp hóa đơn thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán. Các trường hợp xảy ra gồm:

 

- Mua 1 lần đạt luôn điều kiện chiết khấu thương mại nên thực hiện chiết khấu thương mại luôn.

 

- Số tiền chiết khấu được thực hiện vào lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo.

 

=> Bên bán và bên mua: Kê khai đầu ra, đầu vào theo số tiền tại dòng Cộng tiền hàng và tiền thuế GTGT trên hóa đơn, nghĩa là kê khai theo số tiền đã chiết khấu.

 

>> Tham khảo: Hướng dẫn kê khai kê khai hóa đơn đầu vào bị thay thế khác kỳ.

 

Trường hợp 2: Số tiền chiết khấu được lập riêng 1 hóa đơn

 

Các trường hợp xảy ra:

 

- Tiền chiết khấu thương mại > số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng nên phải xuất 1 hóa đơn riêng cho khoản chiết khấu thương mại.

 

- Thực hiện chiết khấu thương mại vào kỳ cuối cùng khi xác định được doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ.

 

=> Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh, kèm bảng kê và các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.

 

Căn cứ theo hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán thuế đầu ra, đầu vào.

 

Tùy theo trường hợp chiết khấu thương mại từng lần hay theo doanh số, kế toán lưu ý để lập hóa đơn chiết khấu thương mại theo quy định.

 

Ngoài ra, kế toán cần lưu ý mức thuế suất hiện hành của hàng hóa có thuộc đối tượng giảm thuế hay không (áp dụng mức 10% hay 8%) và kê khai theo hóa đơn chiết khấu.

 

Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/