Trang chủ Tin tức Hướng dẫn bút toán kết chuyển thuế GTGT theo Thông tư 200 và 133

Hướng dẫn bút toán kết chuyển thuế GTGT theo Thông tư 200 và 133

Bởi: Einvoice.vn - 19/11/2024 Lượt xem: 81 Cỡ chữ

Bút toán kết chuyển thuế GTGT đóng vai trò quan trọng đối với nghiệp vụ kế toán thuế của doanh nghiệp. Hàng tháng, căn cứ theo hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào cùng với biểu thuế suất, kế toán sẽ lập tờ khai thuế GTGT và thực hiện kết chuyển thuế GTGT. Vậy kết chuyển thuế GTGT là gì và bút toán như thế nào?

 

Bút toán kết chuyển thuế GTGT

Khái niệm kết chuyển thuế GTGT.

 

1. Kết chuyển thuế GTGT là gì?

 

Kết chuyển thuế GTGT là việc bù trừ giữa số thuế GTGT đầu vào mà doanh nghiệp được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra mà doanh nghiệp phải nộp để xác định chính xác tổng số thuế doanh nghiệp cần phải nộp vào ngân sách nhà nước. Trong đó, có 2 trường hợp xảy ra:

 

- Nếu số thuế GTGT đầu vào được trừ > Số thuế GTGT đầu ra phải nộp: Doanh nghiệp kết chuyển thuế GTGT sang kỳ tính thuế tiếp theo.

 

- Nếu số thuế GTGT đầu vào được trừ > Số thuế GTGT đầu ra phải nộp: Doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT.

 

Bút toán kết chuyển cuối kỳ bao gồm: Kết chuyển cuối tháng, cuối quý.

 

>> Tham khảo: Nghị định 72/2024/NĐ-CP giảm 2% thuế GTGT từ 1/7/2024.

 

2. Lưu ý khi kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ

 

Thuế GTGT

Lưu ý khi kết chuyển thuế GTGT cuối tháng.

 

Cuối kỳ, kế toán cần thực hiện nghiệp vụ kết chuyển thuế GTGT để đưa về một trong hai tài khoản sau đây về tình trạng không còn số dư:

 

- Tài khoản 1331: Thuế GTGT được khấu trừ từ hàng hóa, dịch vụ.

 

- Tài khoản 3331: Thuế GTGT phải nộp cho Nhà nước.

 

Lưu ý: Chỉ những doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ mới thực hiện nghiệp vụ hạch toán kết chuyển thuế GTGT. Doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp không thực hiện nghiệp vụ này (vì không có TK 133).

 

Nghiệp vụ kết chuyển thuế GTGT về bản chất là việc bù trừ giữa số thuế GTGT đầu ra phải nộp với số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ để tính ra kết quả doanh nghiệp cần phải nộp thuế GTGT hay được khấu trừ thuế GTGT. Cụ thể:

 

- Nếu Đầu vào < Đầu ra => Phải nộp thuế GTGT = Đầu ra - Đầu vào (số thuế chênh lệch).

 

- Nếu Đầu vào = Đầu ra => Không phải nộp thuế GTGT (Vì Đầu ra - Đầu vào = 0).

 

- Nếu Đầu vào > Đầu ra => Được khấu trừ thuế GTGT chuyển kỳ sau (Đầu vào - Đầu ra = Số thuế chênh lệch) và không phải nộp thuế GTGT.

 

>> Tham khảo: Hướng dẫn kế toán hạch toán truy thu thuế GTGT.

 

3. Hướng dẫn bút toán kết chuyển thuế GTGT cuối tháng

 

Chuyển thuế GTGT

Bút toán kết chuyển thuế GTGT.

 

Bút toán này áp dụng đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

 

3.1. Bút toán kết chuyển thuế GTGT

 

- Nợ TK 3331.

 

- Có TK 1333.

 

Doanh nghiệp lấy số nhỏ hơn của một trong hai tài khoản. Để biết được số tiền nhỏ hơn là của Tài khoản nào, doanh nghiệp kiểm tra trên sổ sách kế toán của hai tài khoản 133 và 3331 (kiểm tra số dư đầu kỳ và số phát sinh trong kỳ) và Tờ khai thuế GTGT.

 

3.2. Hướng dẫn xác định số liệu

 

Tổng TK 133 = Tổng số dư đầu kỳ (nếu có) + Tổng phát sinh dư Nợ + Tổng phát sinh Nợ 133 trong kỳ - Tổng phát sinh Có 133 trong kỳ.

 

Tổng TK 3331 = Tổng phát sinh Có 3331 trong kỳ - Tổng phát sinh Nợ 3331 trong kỳ.

 

3.3. Hướng dẫn xử lý kết quả kết chuyển thuế GTGT cuối tháng

 

Sau khi xác định số liệu của các TK 133 và 3331, có 2 trường hợp xảy ra như sau:

 

Trường hợp 1: Tổng TK133 > Tổng TK 3331

 

Nếu tổng tài khoản 133 lớn hơn tổng tài khoản 3331 nghĩa là số tiền thuế GTGT nhỏ hơn được kết chuyển là số tiền thuế của TK 3331.

 

Ví dụ:

 

- Tổng TK 133 = 8.000.000

 

- Tổng TK 3331 = 5.000.000

 

Hạch toán kết chuyển cuối tháng như sau:

 

- Nợ TK 3331 = 5.000.000

 

- Có TK 1331 = 5.000.000

 

=> Cuối tháng doanh nghiệp này còn được khấu trừ thuế và chuyển kỳ sau = 8.000.000 - 5.000.000 = 3.000.000

 

=> Số dư nợ TK 133 cuối kỳ = 3.000.000 = Số liệu ở chỉ tiêu [43] trên Tờ khai thuế GTGT tháng hiện tại.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

Trường hợp 2: Tổng TK 133 < Tổng TK 3331

 

Nếu tổng tài khoản 133 nhỏ hơn tổng tài khoản 3331 nghĩa là số tiền thuế GTGT nhỏ hơn được kết chuyển là số tiền thuế của TK 133.

 

Ví dụ:

 

- Tổng TK 133 = 4.000.000

 

- Tổng TK 3331 = 5.000.000

 

Hạch toán kết chuyển cuối tháng như sau:

 

- Nợ TK 3331 = 4.000.000

 

- Có TK 1331 = 4.000.000

 

=> Cuối tháng doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT = 5.000.000 - 4.000.000 = 1.000.000.

 

=> Số dư Có cuối kỳ TK 1331 = 1.000.000 = Số liệu ở chỉ tiêu [40] trên Tờ khai thuế GTGT tháng hiện tại.

 

Lưu ý: Doanh nghiệp cần đối chiếu số liệu trên Tờ khai thuế GTGT xem có khớp với số dư TK 133 và TK 3331 trên sổ sách không, nếu không khớp thì cần kiểm tra lại sai sót ở phần hạch toán hay phần kê khai.

 

4. Hạch toán kết chuyển thuế GTGT cuối quý

 

Doanh nghiệp cần lưu ý: Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng thì phải thực hiện hạch toán kết chuyển thuế GTGT cuối tháng (cuối quý không cần hạch toán nữa).

 

Trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo Quý thì phải thực hiện hạch toán kết chuyển thuế GTGT cuối Quý. Chi tiết cách hạch toán thuế GTGT thực hiện tương tự mục nêu trên.

 

Trên đây là hướng dẫn bút toán kết chuyển thuế GTGT theo Thông tư 200 và Thông tư 133. Bút toán này áp dụng đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Doanh nghiệp cần lưu ý cách kết chuyển, xác định số liệu và xử lý kết quả.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/