Trang chủ Tin tức Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ

Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ

Bởi: Einvoice.vn - 31/01/2024 Lượt xem: 1444 Cỡ chữ

Đối với hóa đơn, chứng từ là dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp, việc sử dụng lưu trữ hóa đơn chứng từ cần được quản lý theo quy định của Pháp luật. Dưới đây là hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ mà cá nhân, đơn vị cần đặc biệt lưu ý đảm bảo trung thực, chính xác trong việc xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ, tính thuế.

Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ
Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ.

1. Khái niệm về hóa đơn, chứng từ

Hóa đơn, chứng từ được sử dụng rất nhiều trong doanh nghiệp hiện nay, chúng có thể tồn tại dưới dạng hóa đơn chứng từ điện tử hoặc hóa đơn chứng từ giấy.
Tuy nhiên hiện nay hầu hết các đơn vị, doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng hóa đơn chứng từ điện tử để thuận tiện cho việc quản lý, lưu trữ và tối ưu hiệu quả làm việc.

1.1. Hóa đơn là gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP định nghĩa về hóa đơn như sau:
“1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.”
Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng cung cấp dịch vụ lập ra, ghi nhận thông tin bán hàng hóa cung cấp dịch vụ, được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in. Các loại hóa đơn thường thấy như hóa đơn mua vật liệu xây dựng, hóa đơn ăn uống, hóa đơn mua đồ dùng văn phòng…
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.

1.2. Chứng từ là gì?

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định chứng từ như sau:
“4. Chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Chứng từ theo quy định tại Nghị định này bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in.”
Hóa đơn, chứng từ là những giấy tờ quan trọng được sử dụng trong hoạt động kinh doanh, thương mại.,... Do đó, pháp luật quy định rất chặt chẽ về hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ.
Công chức thuế là những người có thẩm quyền trong việc quản lý, kiểm tra hóa đơn, chứng từ. Do đó, pháp luật quy định những hành vi bị cấm đối với công chức thuế nhằm đảm bảo công tác quản lý, kiểm tra được thực hiện đúng quy định, không gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, cá nhân.

2. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ

Hóa đơn chứng từ là căn cứ để xác định nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân và đơn vị theo đó hóa đơn chứng từ cần phải được lập, lưu trữ theo quy định của pháp luật. Tại Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm đối với công chức thuế, đối với cá nhân, tổ chức cung cấp hóa đơn chứng từ liên quan.

Hệ thống hóa đơn chứng từ
Cấm truy cập trái phép, làm sai lệch phá hoại hệ thống thông tin về hóa đơn chứng từ.

2.1. Hành vi bị cấm đối với công chức thuế

Theo Khoản 1  Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định các hành vi cấm đối với công chức thuế trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ gồm:

  • Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.
  • Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;
  • Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;

Cán bộ công chức thuế đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra kiểm soát hóa đơn do đó phải chấp hành nghiêm chỉnh, thực hiện đúng chứng năng nhiệm vụ của hình để đảm bảo lợi ích cho người nộp thuế cũng như lợi ích cho Nhà nước.
>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục phát hành biên lai điện tử.

2.2. Hành vi bị cấm đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan

Bên cạnh công chức thuế thì các tổ chức, cá nhân bán cung cấp hàng hóa dịch vụ, các tổ chức cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan là đối tượng tham gia trực tiếp vào hoạt động lập, quản lý hóa đơn, chứng từ và nộp thuế.
Các tổ chức, cá nhân cần lưu ý không phạm phải các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể các hành vi bị cầm gồm:

  • Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
  • Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
  • Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
  • Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

3. Quy định về bảo quản lưu trữ hóa đơn chứng từ đối với các nhân, tổ chức

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ việc bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ phải được thực hiện một cách nghiêm đúc theo quy định của pháp luật về hóa đơn chứng từ.

Lưu trữ hóa đơn chứng từ
Quy định về bảo quản lưu trữ hóa đơn chứng từ.

(1) Đảm bảo thời gian và an toàn khi lưu trữ
- Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán với từng loại hóa đơn, chứng từ.
- Trong suốt thời gian lưu trữ cần đảm bảo tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch.
(2) Đảm bảo về phương tiện lưu trữ hóa đơn chứng từ điện tử
- Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
- Hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ khi cần có thể sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 & Nghị định 123.
(3) Đảm bảo an toàn cho hóa đơn do cơ quan thuế đặt in
Đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ đặt in, tự in phải bảo quản, lưu trữ đúng với yêu cầu sau:
- Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
- Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.
- Hóa đơn, chứng từ chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.

4. Có thể bị phạt nếu có các hành vi vi phạm điều bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ

Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về việc phạt tiền đối với hành vi vi phạm về thuế, hoá đơn như sau:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ.
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn (Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế quá thời hạn 03 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Không ký biên bản kiểm tra, thanh tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập hoặc ngày công bố công khai biên bản; Cung cấp không đầy đủ, chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế (Điều 15 Nghị định 125/2020/NĐ-CP);
Trên đây là các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh, thương mại, thất thu ngân sách nhà nước. Do đó, các tổ chức, cá nhân cần lưu ý để tránh vi phạm pháp luật dẫn đến bị phạt hoặc nặng hơn là chịu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN