Các loại hóa đơn được quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Các loại hóa đơn được quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP bao gồm những loại nào? Doanh nghiệp lưu ý nắm rõ để quản lý hóa đơn, chứng từ hiệu quả đồng thời hạn chế các vi phạm dẫn đến rủi ro về tài chính.
Các loại hóa đơn được quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
1. Khái niệm hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Nghị định 123/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 là Nghị định quy định về hóa đơn chứng từ thay thế cho Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2022 theo đó các quy định về hóa đơn chứng từ hiện nay đều buộc phải tuân thủ .
Hóa đơn rất quen thuộc đối với người dân, và được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Khái niệm hóa đơn được định nghĩa theo Điều 3, Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 như sau:
“Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in”
Hóa đơn đơn được hiện nay được lập theo 2 cách là hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử.
>> Tham khảo: Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
(1) Hóa đơn giấy
Hóa đơn hóa đơn do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại, được thể hiện dưới dạng giấy sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
(2) Hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Hóa đơn điện tử gồm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
2. Các loại hóa đơn được quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Các loại hóa đơn được quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP là các loại hóa đơn chính thức được sử dụng làm căn cứ kê khai thuế theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc dùng để quản lý việc xuất nhập hàng hóa dịch vụ. Cụ thể căn cứ theo Điều 8, Nghị định 123/2020/NĐ-CP hóa đơn gồm các loại sau:
2.1. Hóa đơn giá trị gia tăng
Trong các loại hóa đơn được quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP hóa đơn đầu tiên phải nhắc đến là hóa đơn giá trị gia tăng.
>> Tham khảo: Quy định hóa đơn điện tử áp dụng trong xuất nhập khẩu.
Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Đây là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động gồm:
- Hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Hoạt động xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
2.2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân
Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
- Hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
(2) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan
Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
Lưu ý: Trên hóa đơn dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
2.3. Hóa đơn điện tử bán tài sản công
Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:
- Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);
- Tài sản kết cấu hạ tầng;
- Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
- Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
- Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công.
Hóa đơn bán tài sản công.
2.4. Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia
Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia được sử dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật. Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia thường ít được biết đến do tính đặc thù.
2.5. Các loại hóa đơn khác thuộc các loại hóa đơn được quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Các loại hóa đơn khác được quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP gồm có:
- Hóa đơn dưới dạng tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;
- Hóa đơn dưới dạng phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế;
- Hóa đơn dưới dạng chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng (trừ trường hợp tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này) có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, có 5 loại hóa đơn được quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Doanh nghiệp đơn vị cần lưu ý thêm các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
Phần mềm hóa đơn đơn điện tử E-invoice hỗ trợ doanh nghiệp tạo lập, quản lý hóa đơn điện tử nhanh chóng, theo đúng quy định của pháp luật về hóa đơn chứng từ. Bên cạnh đó, phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp kê khai thuế, lập báo cáo, trích xuất các kết quả phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao chất lượng, hiệu suất công việc.
Nắm rõ các loại hóa đơn được quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP giúp doanh nghiệp, đơn vị có thể dễ dàng quản lý, lưu trữ, sử dụng kê khai thuế dễ dàng thuận lợi hạn chế bị phạt do vi phạm quy định về hóa đơn chứng từ.
Ngoài ra, để được tư vấn thông tin về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.