Trang chủ Tin tức Cập nhật quy định về xử lý vi phạm khi phát hành hóa đơn theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Cập nhật quy định về xử lý vi phạm khi phát hành hóa đơn theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Bởi: Einvoice.vn - 17/12/2020 Lượt xem: 3847 Cỡ chữ

Vi phạm hành chính về hóa đơn là gì? Các quy định hành vi vi phạm về hóa đơn như thế nào? Mức xử phạt vi phạm phát hành hóa đơn?

Vi phạm hành chính về hóa đơn

Vi phạm hành chính về hóa đơn là gì?

1. Vi phạm hành chính về hóa đơn là gì?

Vi phạm hành chính về hóa đơn được hiểu là các hành vi có lỗi do các tổ chức, cá nhân thực hiện dẫn tới các vi phạm quy định của pháp luật về hóa đơn, nhưng không phải là tội phạm.
Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành thì các hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn sẽ phải chịu xử phạt.

2. Quy định hành vi vi phạm về hóa đơn

Hiện nay, quy định mới nhất về vi phạm hành chính hóa đơn được thể hiện rất rõ trong Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, do Chính Phủ ban hành ngày 19/10/2020.

Quy định xử lý hành vi vi phạm về hóa đơn

Quy định hành vi vi phạm về hóa đơn.

Cụ thể, tại Điều 4, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, Chính Phủ đã quy định các hành vi vi phạm về hóa đơn và phân loại thành 02 trường hợp cụ thế.

2.1. Trường hợp 1: Vi phạm hóa đơn do lỗi sử dụng hóa đơn, chứng từ

Người dùng sẽ bị mắc lỗi vi phạm hóa đơn nếu sử dụng các hóa đơn, chứng từ không hợp pháp:
- Hóa đơn và chứng từ giả;
- Hóa đơn và chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
- Hóa đơn, chứng từ bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bởi các biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn. Ngoại trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
- HĐĐT không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
- HĐĐT chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
- Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ lập kể từ ngày đơn vị kinh doanh được cơ quan thuế các định không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập từ trước ngày xác nhận bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo xác nhận về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
>> Tham khảo: Quy định xử lý vi phạm với hóa đơn đặt in.

2.2. Trường hợp 2: Vi phạm do sử dụng hóa đơn, chứng từ bị lỗi

Hiện nay, người dùng nếu sử dụng hóa đơn chứng từ bị lỗi, không đáp ứng đầy đủ quy định, yêu cầu của pháp luật cũng sẽ bị quy vào vi phạm hành chính hóa đơn, chứng từ:
- Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa hay sửa chữa không đúng quy định;
- Hóa đơn, chứng từ khống; hóa đơn, chứng từ phản ánh không đúng với giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
- Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hay sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
- Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa và dịch vụ khác;
- Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra (ngoại trừ những trường hợp hóa đơn của cơ quan thuế hay hóa đơn được ủy nhiệm lập hóa đơn);
- Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.

3. Quy định xử phạt vi phạm phát hành hóa đơn

Quy định xử lý vi phạm về phát hành hóa đơn

Quy định xử phạt vi phạm phát hành hóa đơn.

Căn cứ Điều 23 của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP mới ban hành gần đây nhất, các đơn vị kinh doanh khi mắc phải vi phạm hành chính về hóa đơn sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể mức xử phạt vi phạm phát hành hóa đơn như sau:

3.1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng

Mức phạt này được áp dụng đối với một trong các hành vi vi phạm dưới đây:
- Thứ nhất, hành vi nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn gửi tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi thay đổi địa chỉ kinh doanh có dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc khi thay đổi tên quá thời hạn từ 10-20 ngày, tính từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới hoặc bắt đầu sử dụng hóa đơn với tên mới;
- Thứ hai, hành vi nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi thay đổi địa chỉ kinh doanh có dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp quá thời hạn từ 10-20 ngày, tính từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới;
- Thứ ba, hành vi sử dụng hóa đơn đã được thông báo phát hành với cơ quan thuế nhưng chưa đến thời hạn sử dụng.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

3.2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

Mức phạt này áp dụng với những hành vi vi phạm như sau:
- Thứ nhất, hành vi lập thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung theo quy định đã được cơ quan thuế phát hiện và có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để điều chỉnh nhưng các tổ chức, cá nhân chưa điều chỉnh mà đã lập hóa đơn và giao cho khách hàng;
- Thứ hai, hành vi không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định;
- Thứ ba, hành vi nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến cả thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc khi thay đổi tên quá thời hạn từ 21 ngày trở lên, tính từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới hoặc bắt đầu sử dụng hóa đơn với tên mới;
- Thứ tư, hành vi nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng gửi đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi thay đổi địa chỉ kinh doanh có dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp quá thời hạn từ 21 ngày trở lên, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới.

3.3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng

Mức phạt này được áp dụng đối với hành vi không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã khai, nộp thuế hoặc chưa đến kỳ kê khai, nộp thuế theo quy định.
Riêng đối với các trường hợp không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này không gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc quá đã thời hạn khai thuế mà chưa được khai, nộp thuế theo quy định thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 16, 17 hoặc Điều 28 của Nghị định này.

3.4. Biện pháp khắc phục hậu quả

Bên cạnh việc phải nộp phạt hành chính theo các mức quy định ở bên trên thì các trường hợp vi phạm tại Điểm a, b của Khoản 2 và Khoản 3 trong Điều 23, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP sẽ bắt buộc phải tiến hành thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định pháp luật hiện hành.
Như vậy, bài viết trên đây đã cập nhật đến bạn các quy định về xử lý vi phạm khi phát hành hóa đơn mới nhất hiện nay, theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP mới được Chính Phủ ban hành ngày 19/10/2020.
Mọi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/