Trang chủ Tin tức Vi phạm về hóa đơn đặt in thì xử phạt thế nào theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP?

Vi phạm về hóa đơn đặt in thì xử phạt thế nào theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP?

Bởi: Einvoice.vn - 27/11/2020 Lượt xem: 2600 Cỡ chữ

Hóa đơn đặt in là gì? Hành vi sử dụng sai hóa đơn đặt in thì xử phạt thế nào? Hành vi vi phạm in hóa đơn đặt in thì phải chịu mức phạt ra sao? Giải đáp chi tiết sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Hóa đơn đặt in là gì

Hóa đơn đặt in là gì?

1. Hóa đơn đặt in là gì?

Hóa đơn đặt in được hiểu là loại hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu nhằm sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hoặc là loại hóa đơn do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ và cá nhân.
Thông thường, các đối tượng được tạo hóa đơn đặt in sẽ bao gồm:
– Các đơn vị kinh doanh mới thành lập thuộc đối tượng được tự in hóa đơn. Trường hợp các đơn vị kinh doanh không sử dụng hóa đơn tự in thì được tạo hóa đơn đặt in để dùng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
– Các đơn vị kinh doanh không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế được tạo hóa đơn đặt in nhằm sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Theo quy định pháp luật, hóa đơn đặt in phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Hóa đơn phải được in ra ở dạng mẫu in sẵn, đáp ứng đầy đủ tiêu thức quy định theo pháp luật hiện hành. Các đối tượng được tạo hóa đơn đặt in tự quyết định mẫu hóa đơn đặt in.
– Tổ chức kinh doanh đặt in hóa đơn phải in sẵn tên, mã số thuế vào các tiêu thức tương ứng trên tờ hóa đơn.
– Đối với những trường hợp đơn vị kinh doanh đặt in hóa đơn cho các đơn vị trực thuộc thì tên tổ chức kinh doanh phải được in sẵn ở phía trên, bên trái của tờ hóa đơn. Các đơn vị trực thuộc phải đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào các tiêu thức tương ứng để sử dụng.
– Đối với hóa đơn do Cục Thuế đặt in thì tên Cục Thuế được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
Cũng theo quy định pháp luật, các hóa đơn đặt in nếu không đáp ứng đầy đủ tiêu thức về hóa đơn theo quy định pháp luật hoặc sử dụng không đúng mục đích quy định sẽ phải chịu xử phạt.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử.

2. Quy định xử phạt hành vi vi phạm về hóa đơn đặt in

Quy định xử phạt về hóa đơn đặt in

Các mức xử phạt vi phạm về hóa đơn đặt in.

- Phạt tiền từ 500.000 - 1.500.000 đồng đối với hành vi không ký hợp đồng in bằng văn bản hoặc các tổ chức in hóa đơn đặt in để sử dụng nhưng không có quyết định in hóa đơn của người đại diện theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng với các hành vi cố tình đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã thông báo không đủ điều kiện đặt in hóa đơn. Mức phạt này không áp dụng với trường hợp cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản khi nhận được đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in.
- Phạt tiền từ 20.000.000 - 50.000.000 đồng với các hành vi đặt in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành bởi các tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
Riêng các vi phạm chịu mức phạt 2.000.000 - 4.000.000 đồng và 20.000.000 - 50.000.000 đồng, bên cạnh việc chịu xử phạt, NNT còn phải tiến hành biện pháp khắc phục hậu quả: phải hủy hóa đơn đã sai phạm.

3. Quy định xử phạt hành vi vi phạm về in hóa đơn đặt in

Các mức xử phạt vi phạm về in hóa đơn đặt in

Các mức xử phạt vi phạm về in hóa đơn đặt in.

3.1. Phạt cảnh cáo

Mức phạt này được áp dụng đối với các hành vi sai phạm sau:
- Nộp báo cáo về việc nhận in hóa đơn quá thời hạn từ 1-5 ngày, tính từ ngày hết thời hạn theo quy định.
- Nộp báo cáo về việc nhận in hóa đơn quá thời hạn từ 6 - 10 ngày, tính từ ngày hết thời hạn theo quy định và có tình tiết giảm nhẹ.

3.2. Phạt tiền

Phạt tiền từ 500.000 - 1.500.000 đồng đối với các hành vi in hóa đơn đặt in mà không ký hợp đồng in bằng văn bản.
Phạt tiền từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng đối với các hành vi báo cáo về việc in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 06 ngày trở lên, tính từ ngày hết thời hạn theo quy định. Ngoại trừ trường hợp đã chịu phạt cảnh cáo.
Phạt tiền từ 4.000.000 - 8.000.000 đồng đối với các hành vi không hủy các sản phẩm in hỏng, in thừa khi tiến hành thanh lý hợp đồng in.
Phạt tiền từ 6.000.000 - 18.000.000 đồng nếu NNT mắc một trong những hành vi sai phạm sau:
- Hành vi nhận in hóa đơn đặt in khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định pháp luật;
- Hành vi không khai báo việc làm mất hóa đơn trước khi giao cho khách hàng.
Phạt tiền từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng nếu NNT có hành vi chuyển nhượng toàn bộ hoặc một khâu bất kỳ trong hợp đồng in hóa đơn cho cơ sở in khác.
Phạt tiền từ 20.000.000 - 50.000.000 đồng nếu NNT có hành vi in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
Lưu ý rằng:
- Các hành vi vi phạm bị xử phạt mức 20.000.000 - 50.000.000 đồng sẽ phải chịu thêm cả hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động từ 1 - 3 tháng, tính từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
- Các hành vi vi phạm bị xử phạt mức  4.000.000 - 8.000.000 đồng và 20.000.000 - 50.000.000 đồng còn bắt buộc phải tiến hành biện pháp khắc phục hậu quả: hủy các sản phẩm in, hóa đơn.
Trên đây, bài viết đã hướng dẫn chi tiết tới bạn và DN mức xử phạt vi phạm liên quan tới hóa đơn đặt in theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/