Trang chủ Tin tức Báo cáo tài chính không trung thực là gì?

Báo cáo tài chính không trung thực là gì?

Bởi: Einvoice.vn - 21/10/2022 Lượt xem: 4115 Cỡ chữ

Báo cáo tài chính không trung thực là một trong những dấu hiệu bất thường trên báo cáo tài chính doanh nghiệp mà kiểm toán viên cần lưu ý. Tính trung thực và tính hợp lý của báo cáo tài chính là hai tiêu chí quan trọng, bởi những con số trên báo cáo tài chính góp phần đánh giá “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp. Vậy báo cáo tài chính không trung thực là gì và trách nhiệm của kiểm toán viên trong trường hợp này như thế nào?

Báo cáo tài chính không trung thực.

Báo cáo tài chính không trung thực, gian lận.

1. Báo cáo tài chính không trung thực là gì?

Gian lận trên báo cáo tài chính (BCTC) là trường hợp các thông tin trên báo cáo tài chính bị bóp méo, phản ánh không trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tính “không trung thực và hợp lý” của báo cáo tài chính là không đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán thay vì phản ánh thông tin chính xác nhất về giá trị công ty như mong đợi của thị trường tài chính.
Gian lận báo cáo tài chính là một khái niệm rất rộng nhưng để đảm bảo các chuẩn mực kiểm toán, kiểm toán viên chỉ quan tâm đến những gian lận dẫn đến sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính. Có 2 loại sai sót do cố ý mà kiểm toán viên cần lưu ý đó là sai sót từ việc lập báo cáo tài chính gian lận và sai sót do biển thủ tài sản.
>> Tham khảo: Quy trình lập báo cáo tài chính.

2. Hình thức gian lận báo cáo tài chính

Một số hình thức gian lận phổ biến trong báo cáo tài chính dẫn đến báo cáo tài chính không trung thực như sau:

2.1. Che dấu công nợ và chi phí

Tình trạng che dấu công nợ để giảm chi phí là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến trên báo cáo tài chính nhằm mục đích khai khống lợi nhuận. Khi đó, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số chi phí hoặc công nợ bị che dấu.
Một số hình thức thường được áp dụng để gian lận công nợ và chi phí như: Không ghi nhận công nợ và chi phí, không lập đầy đủ các khoản dự phòng, vốn hóa chi phí, không ghi nhận hàng bán trả lại - các khoản giảm trừ, không trích trước chi phí bảo hành,...

2.2. Định giá sai tài sản

Định giá sai tài sản thể hiện ở việc không ghi giảm giá trị hàng tồn kho khi hàng hóa đã hư hỏng, không còn sử dụng được hoặc lập không đầy đủ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ khó đòi, các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn. Các tài sản bị định giá sai thường là các tài sản mua qua hợp nhất kinh doanh, tài sản cố định, không vốn hóa đầy đủ các chi phí vô hình hoặc phân loại không đúng tài sản.

Định giá sai tài sản là dấu hiệu của gian lận BCTC

Định giá sai tài sản là dấu hiệu của gian lận BCTC.

2.3. Ghi nhận doanh thu không có thật

Việc ghi nhận doanh thu không có thật được hiểu là việc ghi nhận vào sổ sách một nghiệp vụ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không có trên thực tế. Trong đó, một số hành vi điển hình có thể kể đến là tạo ra các khách hàng giả bằng cách lập chứng từ giả mạo nhưng thực tế không giao hàng hóa và đầu niên độ sau thực hiện bút toán hàng bán bị trả lại.
Ngoài việc khai doanh thu không có thật, một số doanh nghiệp còn thực hiện khai cao doanh thu. Nghĩa là doanh nghiệp cố ý ghi tăng các nhân tố trên hóa đơn như giá bán, số lượng hàng hóa,... hoặc ghi nhận doanh thu khi các điều kiện giao hàng chưa hoàn tất, chưa chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro đối với hàng hóa, dịch vụ được bán.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2.4. Không công bố thông tin đầy đủ

Việc không công bố, khai báo đầy đủ thông tin thường sử dụng để hạn chế khả năng phân tích của người kiểm tra báo cáo tài chính. Một số thông tin điển hình thường không được khai báo đầy đủ trong báo cáo tài chính như: Nợ tiềm tàng, các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán,...

3. Trách nhiệm của kiểm toán viên trong gian lận báo cáo tài chính

Trên thế giới, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính được quy định trong Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế (ISA). Tại Việt Nam, Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế (ISA) số 240 được ban hành vào năm vào năm 2012 thay thế cho VSA số 240 ban hành vào năm 2001.
Theo ISA số 240 tại Việt Nam, trường hợp báo cáo tài chính xảy ra gian lận, trách nhiệm của kiểm toán viên được quy định cụ thể như sau: Khi thực hiện kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, kiểm toán viên chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý răng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc do nhầm lẫn hay không.
Trường hợp phát hiện có hành vi gian lận, không tuân thủ các quy định pháp luật, kiểm toán viên phải báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thông báo với đại diện chủ sở hữu của của đơn vị được kiểm toán và các đối tượng bên ngoài đơn vị được kiểm toán (nếu có).

Chuẩn mực kế toán cần tuân thủ

Kiểm toán viên cần tuân thủ chuẩn mực kiểm toán.

Nếu nghi ngờ có hành vi vi phạm pháp luật, không tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán, kiểm toán viên phải thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung để làm rõ ràng, minh bạch những nghi ngờ này.
Để thực hiện tốt trách nhiệm trong nghiệp vụ kiểm toán, kiểm toán viên cần được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng để phát hiện gian lận:

  • Nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót.
  • Thường xuyên cập nhật các chuẩn mực kiểm toán, đặc biệt lưu ý các chuẩn mực liên quan đến gian lận và sai sót.
  • Thực hiện đầy đủ các yêu cầu, trách nhiệm nghề nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế.
  • Đơn vị kiểm toán nên ký hợp đồng khi thực hiện kiểm toán, quy định rõ ràng nghĩa vụ của từng bên để tránh những vấn đề hiểu lầm, tranh chấp, đặc biệt là khi xảy ra sai phạm.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về báo cáo tài chính không trung thực. Gian lận trong báo cáo tài chính không phải là tình trạng hiếm gặp nên kiểm toán viên, đơn vị kiểm toán và đơn vị được kiểm toán cần lưu ý để tránh rơi vào các trường hợp sai phạm, sai sót dẫn đến vi phạm quy định của pháp luật về chuẩn mực kiểm toán.
Ngoài ra, để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN