Quy trình lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp gồm mấy bước?
Báo cáo tài chính có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin tài chính để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng kỳ hoạt động. Quy trình lập báo cáo tài chính theo đó cũng cần được thực hiện một cách chính xác, bài bản để hạn chế sai sót một cách tối đa.
Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin quan trọng.
1. Thành phần của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những thông tin kinh tế được tổng hợp và trình bày theo mẫu quy định. Chúng mang đến những thông tin cụ thể về kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính cũng như dòng lưu chuyển tiền của tổ chức, doanh nghiệp.
Bởi vậy, trước khi nắm được quy trình lập báo cáo tài chính, việc tìm hiểu một báo cáo tài chính cơ bản gồm những gì cũng vô cùng quan trọng vì chỉ khi chuẩn bị đầy đủ các tài liệu đi kèm, báo cáo tài chính mới thực sự “phát huy” được vai trò của mình.
Theo đó, một bộ báo cáo tài chính sẽ bao gồm các báo cáo cơ bản sau:
- Một là, Bảng cân đối kế toán
Cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo thông qua các chỉ tiêu:
- Tài sản
- Nợ phải trả
- Nguồn vốn
- Hai là, Báo cáo kết quả kinh doanh
Thể hiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt kỳ báo cáo qua các chỉ tiêu:
- Doanh thu
- Chi phí
- Lợi nhuận
- Ba là, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Cũng mang tính thời kỳ như báo cáo kết quả kinh doanh nhưng báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bức tranh phản ánh luồng tiền ra/ vào của các hoạt động đầu tư, tài chính, kinh doanh.
- Bốn là, Thuyết minh báo cáo tài chính
Các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đều được thể hiện một cách đầy đủ, chi tiết qua bản Thuyết minh báo cáo tài chính.
2. Quy trình lập báo cáo tài chính
Quy trình lập báo cáo tài chính gồm 6 bước.
Để lập được một báo cáo tài chính hoàn chỉnh một cách đơn giản, chính xác nhất, kế toán viên cần nắm vững các bước cơ bản dưới đây.
Bước 1: Tiến hành sắp xếp chứng từ kế toán
Đây là bước đầu tiên trong quy trình tạo lập một báo cáo tài chính. Đối với công việc này, bạn cần thực hiện một cách tỉ mỉ, đảm bảo đúng trình tự thời gian. Có như vậy, mới thuận tiện cho việc kê khai, kiểm tra báo cáo.
Bước 2: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Nhằm đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ, kế toán viên cần thực hiện kiểm tra dựa trên những chứng từ kế toán đã sắp xếp trước đó.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có thể kể đến như phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, báo nợ…
Bước 3: Phân loại nghiệp vụ phát sinh theo tháng/ quý
Các nghiệp vụ phát sinh bao gồm: chi phí trả trước, chi phí khấu hao,... đều cần được phân loại rõ ràng để giúp việc kê khai báo cáo tài chính được chuẩn chỉnh.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Bước 4: Tiến hành rà soát, tổng hợp nghiệp vụ phát sinh theo từng nhóm tài khoản
Lưu ý lập báo cáo tài chính đúng quy trình.
Để tổng hợp thông tin kê khai một cách chính xác, đây là bước tiếp theo mà kế toán không thể bỏ qua. Trong đó, các nhóm tài khoản có thể rà soát có thể được phân loại thành:
- Nhóm hàng tồn kho
- Nhóm công nợ phải thu và phải trả
- Các khoản đầu tư
- Các khoản chi phí trả trước
- Tài sản cố định
- Doanh thu
- Giá vốn
- Chi phí quản lý
Lưu ý rằng, trường hợp phát hiện sai sót, kế toán cần tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh lại ngay để đảm tính chính xác khi kê khai báo cáo tài chính.
Bước 5: Thực hiện bút toán tổng hợp, kết chuyển doanh thu
Sau các bước rà soát nêu trên, công việc tiếp theo cần thực hiện để đảm bảo không có số dư ở cuối kỳ là tiến hành bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, kết chuyển lỗ lãi.
Bước 6: Lập báo cáo tài chính
Kế toán viên sẽ thực hiện lập báo cáo tài chính theo quy định trên phần mềm HTKK để hoàn tất kê khai.
Trình tự cụ thể như sau:
- Mở phần mềm HTKK, đăng nhập bằng tài khoản của doanh nghiệp.
- Tại giao diện chính của phần mềm HTKK, chọn chức năng “Báo cáo tài chính”. Tùy thuộc vào chế độ để lựa chọn bộ báo cáo tài chính phù hợp để tiến hành kê khai.
- Tại “Niên độ tài chính”, điền đầy đủ thông tin được yêu cầu rồi nhấn “Đồng ý”.
- Màn hình hiển thị giao diện “Nhập tờ khai”.
- Điền đầy đủ các thông tin tại 03 biểu: CĐKT, KQHĐSXKD, LCTTGT. Tiếp đó chọn ô “Ghi” và đợi hiển thị thông báo “Đã ghi dữ liệu thành công!”.
- Cuối cùng, ấn chọn “Kết xuất XML” và lưu file đã kết xuất vào máy tính để làm dữ liệu nộp lên cơ quan thuế.
Sau khi hoàn thiện bước 6, quy trình lập báo cáo tài chính đã hoàn tất. Tiếp đó, tổ chức, doanh nghiệp cần nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đừng quên in ấn, lưu hồ sơ.
Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.