Trang chủ Tin tức Công ty mẹ không nộp báo cáo tài chính hợp nhất khi nào?

Công ty mẹ không nộp báo cáo tài chính hợp nhất khi nào?

Bởi: Einvoice.vn - 03/10/2022 Lượt xem: 5022 Cỡ chữ

Công ty mẹ không nộp báo cáo tài chính hợp nhất khi thỏa mãn những điều kiện gì? Các nguyên tắc khi trình bày bản báo cáo tài chính hợp nhất? Đây là một trong những thắc mắc phổ biến của các kế toán viên khi mới vào nghề. Cùng đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây của E-invoice nhé!

1. Một số khái niệm cơ bản

Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “ Công ty mẹ không nộp báo cáo tài chính hợp nhất khi nào?”, trước tiên, cùng tìm hiểu một số khái niệm cơ bản liên quan.

1.1. Báo cáo tài chính hợp nhất là gì?

Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của tập đoàn, trình bày như báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Bản báo cáo này sẽ được lập dựa trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con theo quy định và chuẩn mực kế toán số 25.

Vai trò của báo cáo tài chính hợp nhất với doanh nghiệp
Báo cáo tài chính hợp nhất có vai trò quan trọng với DN.

Đối tượng phải lập báo cáo tài chính hợp nhất là các công ty mẹ nắm giữ hơn 50% quyền biểu quyết trực tiếp/gián tiếp ở các công ty con. Ngoài ra, tất cả các tổng công ty Nhà nước được thành lập và hoạt động theo mô hình có công ty con thì đều phải lập, và nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định.

1.2. Công ty mẹ là gì?

Theo Điều 8, Thông tư số 202/2014/TT-BTC, một công ty được coi là “công ty mẹ” khi có quyền kiểm soát, thông qua việc chi phối chính sách tài chính và hoạt động nhằm thu lợi ích kinh tế từ các hoạt động của công ty này mà không chỉ xét về hình thức pháp lý hoặc tên gọi của công ty đó.

Công ty mẹ nắm giữ tỷ lệ vốn nhất định
Công ty mẹ nắm giữ một phần hoặc toàn bộ vốn của DN.

Ngoài ra, công ty mẹ sẽ có quyền chi phối chính sách tài chính và hoạt động trong một số trường hợp sau:

  • Nắm giữ hơn một nửa (>50%) quyền biểu quyết trực tiếp hoặc gián tiếp ở các công ty con. Nếu có sự khác biệt giữa tỷ lệ quyền biểu quyết theo giấy đăng ký kinh doanh và tỷ lệ quyền biểu quyết trên cơ sở vốn thực góp thì quyền biểu quyết sẽ được xác định theo điều lệ doanh nghiệp, hoặc có thể các bên tự thỏa thuận.
  • Có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm trực tiếp (gián tiếp) đa số các thành viên của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của các công ty con.
  • Có quyền bỏ đa số phiếu tại cuộc họp của Hội đồng quản trị, hoặc cấp quản lý tương đương.
  • Có quyền sửa đổi, hoặc bổ sung điều lệ của các công ty con.
  • Các nhà đầu tư khác thỏa thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết.
  • Có quyền chi phối chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế.

2. Công ty mẹ không nộp báo cáo tài chính khi nào?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 5, Thông tư 202/2014/TT-BTC, trách nhiệm lập báo cáo tài chính hợp nhất được quy định cụ thể như sau:
Công ty mẹ sẽ không nộp báo cáo tài chính hợp nhất khi thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Công ty mẹ không phải là đơn vị có lợi ích công chúng.
  • Công ty mẹ không phải là thuộc sở hữu Nhà nước, hoặc do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.
  • Công ty mẹ đồng thời là công ty con bị sở hữu bởi 1 công ty khác, và việc không lập Báo cáo tài chính hợp nhất đạt được sự đồng thuận của các cổ đông, kể cả một số cổ đông không có quyền biểu quyết.
  • Công cụ vốn hoặc công cụ nợ của công ty mẹ đó không được giao dịch trên thị trường, bao gồm cả thị trường trong và ngoài nước, thị trường phi tập trung, thị trường địa phương và thị trường khu vực. 
  • Công ty mẹ không lập hồ sơ, hoặc không trong quá trình nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để xin phát hành các loại công cụ tài chính ra công chúng.
  • Công ty sở hữu công ty mẹ lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho mục đích công bố thông tin ra công chúng phù hợp với quy định trong bộ Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

3. Quy tắc khi lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất

Theo quy định tại Điều 10, Thông tư 202/2014/TT-BTC, nguyên tắc chung khi lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất như sau:

Nguyên tắc lập báo cáo tài chính
Lưu ý một số nguyên tắc khi lập BCTC.

Khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, công ty mẹ phải hợp nhất Báo cáo tài chính riêng của mình và của tất cả các công ty con do công ty mẹ kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp ở trong và ngoài nước, trừ các trường hợp dưới đây:
- Công ty mẹ chỉ có quyền kiểm soát tạm thời vì công ty con chỉ được mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong thời gian không quá 12 tháng.

+ Lưu ý: Quyền kiểm soát tạm thời sẽ phải được xác định ngay tại thời điểm mua công ty con và khoản đầu tư có quyền kiểm soát tạm thời không được trình bày là khoản đầu tư vào công ty con, mà là đầu tư ngắn hạn nắm giữ vì mục đích kinh doanh.
+ Trường hợp tại thời điểm mua, công ty mẹ đã phân loại khoản đầu tư là công ty con, sau đó công ty mẹ dự kiến thoái vốn trong khoảng thời gian dưới 12 tháng, hoặc công ty con dự kiến giải thể, chấm dứt hoạt động trong thời gian dưới 12 tháng thì không được coi quyền kiểm soát là tạm thời.

- Công ty con bị hạn chế hoạt động trong thời gian trên 12 tháng, và điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng chuyển vốn cho công ty mẹ.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp kiến thức hữu ích cho Quý độc giả. Ngoài ra, để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN