Trang chủ Tin tức Báo cáo tài chính giải thể doanh nghiệp: Những điều doanh nghiệp cần lưu ý

Báo cáo tài chính giải thể doanh nghiệp: Những điều doanh nghiệp cần lưu ý

Bởi: Einvoice.vn - 27/10/2022 Lượt xem: 19938 Cỡ chữ

Lập báo cáo tài chính giải thể doanh nghiệp là một trong những thủ tục pháp lý quan trọng, cùng với một số giấy tờ khác để hoàn thành hồ sơ giải thể. Để chấm dứt hoạt động của công ty một cách đúng luật tương đối phức tạp vì khá nhiều thủ tục. Doanh nghiệp có thể tham khảo các thông tin dưới đây trong trường hợp buộc phải giải thể vì một số lý do đặc biệt.

Báo cáo tài chính giải thể doanh nghiệp

Quy định báo cáo tài chính giải thể doanh nghiệp.

1. Những trường hợp doanh nghiệp cần giải thể

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 207, Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp bị giải thể nếu thuộc các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp.

Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp bị giải thể có thể do quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc bắt buộc phải giải thể trong trường hợp không còn thỏa mãn các điều kiện tồn tại theo quy định của pháp luật hoặc kinh doanh vi phạm pháp luật.
Điều kiện giải thể doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014. Cụ thể, công ty chỉ được giải thể khi:

  • Đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
  • Doanh nghiệp không thuộc trường hợp đang trong quá trình tranh chấp về mặt pháp luật tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

2. Thời hạn nộp báo cáo tài chính khi giải thể

Căn cứ theo Điểm e, Khoản 3, Điều 10, Thông tư 156/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định:
“Điều 10. Quy định chung về khai thuế, tính thuế
1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.”
Báo cáo tài chính thuộc bộ hồ sơ về thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, theo quy định trên, chậm nhất ngày thứ 45 sau khi có quyết định giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải nộp các loại hồ sơ đến thời điểm giải thể.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

3. Hướng dẫn nộp báo cáo tài chính khi công ty giải thể

Khi công ty chấm dứt hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần hoàn thành một số thủ tục, báo cáo thuế. Báo cáo tài chính là một trong những thủ tục không thể thiếu.

3.1. Hồ sơ gửi báo cáo tài chính khi giải thể

Vì báo cáo tài chính thuộc bộ hồ sơ về thuế TNDN nên doanh nghiệp thực hiện nộp cùng bộ hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm:

  • Tờ khai quyết toán thuế TNDN: Sử dụng Mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 151/2014/TT-BTC.
  • Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động.
  • Một số Phụ lục kèm theo: Phụ lục kết quả hoạt động kinh doanh, chuyển lỗ, các phụ lục về ưu đãi thuế TNDN,...

Báo cáo tài chính khi giải thể

Doanh nghiệp phải báo cáo tài chính khi giải thể.

Ngoài hồ sơ thuế TNDN, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ thuế GTGT, thuế TNCN.
Hồ sơ thuế GTGT:

  • Doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ: Sử dụng tờ khai thuế GTGT theo Mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BTC.
  • Doanh nghiệp kê khai theo phương pháp trực tiếp: Sử dụng Tờ khai thuế GTGT theo Mẫu số 03/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.

Hồ sơ thuế TNCN: Doanh nghiệp nộp Tờ khai quyết toán thuế TNCN, sử dụng Mẫu số 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.
>> Tham khảo: Nguyên tắc lập báo cáo tài chính.

3.2. Lưu ý khi làm báo cáo tài chính do giải thể doanh nghiệp

Khi lập báo cáo tài chính để làm thủ tục giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp cần lưu ý xử lý các số liệu kế toán:

  • Nếu còn tài sản cố định, hàng hóa, thành phẩm,... doanh nghiệp cần xử lý, thanh lý và xuất hóa đơn, để số dư vào các tài khoản 211, 155, 156, 151 = 0.
  • Xử lý không để tồn số dư công nợ khách hàng, nhà cung cấp.
  • Tại thời điểm giải thể, trường hợp doanh nghiệp chưa đóng tài khoản ngân hàng thì có thể hạch toán số dư tài khoản 112 bằng số dư tài khoản có xác nhận của ngân hàng đồng thời phải làm cam kết không phát sinh các khoản thu tiền sau thời điểm xin giải thể.
  • Hạch toán nghiệp vụ thu vốn góp của chủ sở hữu.

Trên đây là một số lưu ý khi lập báo cáo tài chính giải thể doanh nghiệp. Trong một số trường hợp vì các lý do đặc biệt mà doanh nghiệp không thể tiếp tục duy trì hoạt động thì có thể tham khảo các hướng dẫn trên để hoàn tất thủ tục giải thể theo đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, để biết thêm thông tin chi tiết về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý độc giả vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN