Trang chủ Tin tức Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót xử lý như thế nào?

Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót xử lý như thế nào?

Bởi: Einvoice.vn - 08/05/2024 Lượt xem: 149 Cỡ chữ

Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế bị sai sót xử lý như thế nào? Chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế là trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi nộp tờ khai, doanh nghiệp phát hiện xuất thừa hoặc thiếu hóa đơn thì có được kê khai lại không? Hướng dẫn xử lý sai sót được quy định tại Thông tư 78/2021/TT-BTC.

Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
Hướng dẫn xử lý bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử sai sót.

1. Có được khai lại bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không?

Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đang được sử dụng theo Mẫu số 01/TH-HĐ ĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sử dụng để tổng hợp tất cả các hóa đơn đầu ra được phát hành trong kỳ để báo cáo lên cơ quan Thuế.
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 22, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế có trách nhiệm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Mặt khác, theo Khoản 3, Điều 7, Thông tư 78/2021/TT-BTC, việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế liên quan đến các hóa đơn điều chỉnh, thay thế (gồm cả trường hợp hóa đơn điện tử bị hủy) thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Như vậy, trường hợp phát hiện có sai sót trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử, người khai thực hiện điều chỉnh theo quy định.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.

2. Hướng dẫn xử lý bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế bị sai sót

Các thủ tục và hồ sơ xử lý bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử sai sót được hướng dẫn tại Thông tư 78/2021/TT-BTC.

2.1. Thủ tục xử lý bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử sai sót

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 7, Thông tư 78/2021/TT-BTC, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót thì xử lý như sau:

  • Sau khi chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, nếu bị thiếu dữ liệu hóa đơn điện tử tại bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế, người bán thực hiện gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử bổ sung.
  • Trường hợp bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót, người bán thực hiện gửi thông tin điều chỉnh cho các thông tin đã kê khai trên bảng tổng hợp.
  • Việc điều chỉnh bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử căn cứ theo quy định tại Điểm a.1, Khoản 3, Điều 22, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể, người bán cần điền đầy đủ các thông tin: Ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn vào cột 14 “thông tin hóa đơn liên quan” trên Mẫu 01/TH-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trừ các trường hợp có quy định hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn theo quy định tại Khoản 14, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

2.2. Hồ sơ khai bổ sung

Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
Thủ tục khai bổ sung bảng tổng hợp dữ liệu HĐĐT.

Căn cứ theo Điều 47, Luật Quản lý thuế năm 2019, hồ sơ khai thuế bổ sung được quy định như sau:
“- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.

Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bao gồm:
+ Tờ khai bổ sung;
+ Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan.”

2.3. Mẫu Tờ khai bổ sung bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 7, Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Phụ lục II, Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định danh mục mẫu biểu hồ sơ khai thuế, đối với hóa đơn gửi theo bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử, người bán gửi thông tin hủy, điều chỉnh trực tiếp trên Bảng tổng hợp của các kỳ tiếp theo mà không gửi thông báo hóa đơn điện tử sai sót (Mẫu số 04/SS-HĐĐT).
Trường hợp nếu khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì Ngân hàng chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung mẫu số 01-1/KHBS và hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế xảy ra sai sót đã được bổ sung, không phải nộp Tờ khai bổ sung mẫu số 01/KHBS.
Nếu việc khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì ngoài việc kê khai bổ sung tại Mẫu 01/KHBS và 01-1/KHBS còn phải kê khai các chỉ tiêu điều chỉnh tăng/giảm số thuế được khấu trừ của các kỳ trước trên tờ khai tính thuế của kỳ hiện tại.

3. Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử bị thiếu/sai sót có bị phạt không?

Dữ liệu hóa đơn điện tử
Lưu ý về thời hạn nộp bảng tổng hợp dữ liệu HĐĐT để tránh bị phạt.

Căn cứ theo Điều 30, Nghị định 125/2020/NĐ-CP:
“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 06 đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
b) Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ.
 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
b) Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định.”
Như vậy, việc chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ có thể bị phạt từ 5 triệu đồng - 10 triệu đồng.
Trên đây là hướng dẫn xử lý bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế bị sai sót.
Người bán có thể gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử bổ sung nếu kê khai thiếu hóa đơn hoặc gửi thông tin điều chỉnh cho các thông tin đã kê khai trên bảng tổng hợp nếu bảng tổng hợp bị sai sót.
Ngoài ra, người bán cần lưu ý về việc khai bổ sung có ảnh hưởng đến nghĩa vụ về thuế hay không để điều chỉnh trên tờ khai thuế.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN