Trang chủ Tin tức Thông tư 111 Kế toán thuế: Một số quy định quan trọng liên quan đến kế toán thuế nội địa

Thông tư 111 Kế toán thuế: Một số quy định quan trọng liên quan đến kế toán thuế nội địa

Bởi: Einvoice.vn - 13/07/2023 Lượt xem: 1425 Cỡ chữ

Ngày 14/12/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 111/2021/TT-BTC hướng dẫn kế toán về tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước do cơ quan Thuế quản lý thu theo Luật Quản lý thuế quy định và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/7/2022. Một số nội dung quan trọng tại Thông tư 111 cần lưu ý như dưới đây.

Quy định quan trọng tại Thông tư 11/2021/TT-BTC
Quy định quan trọng tại Thông tư 111/2021/TT-BTC.

1. Các quy định chung về kế toán thuế

Một số quy định chung về kế toán thuế được tổng hợp trong Thông tư 111/2021/TT-BTC:
- Đối tượng của kế toán thuế: Điều 4, Thông tư 111/2021/TT-BTC:
+ Các khoản phải thu, đã thu, còn phải thu về thuế.
+ Các khoản phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn.
+ Các khoản miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ tiền thuế.
- Phạm vi, nhiệm vụ của công tác kế toán thuế: Điều 5, Thông tư 111/2021/TT-BTC.
- Nội dung của công tác kế toán thuế: Điều 5, Thông tư 111/2021/TT-BTC:
+ Thu thập các thông tin đầu vào của kế toán thuế, lập chứng từ kế toán thuế.
+ Ghi sổ kế toán thuế.
+ Lập báo cáo kế toán thuế.
+ Lưu trữ và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán thuế.
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán thuế: Điều 7, Thông tư 111/2021/TT-BTC:
+ Đơn vị tiền tệ được quy định trong kế toán thuế là đồng Việt Nam, dùng để ghi Sổ kế toán thuế, lập và trình bày báo cáo kế toán thuế.
+ Đối người với nộp thuế, khai thuế bằng ngoại tệ: Tuân thủ theo quy định Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thì phải quy đổi ra Việt Nam Đồng khi thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo kế toán thuế bằng đồng Việt Nam.
- Kỳ kế toán thuế: Được xác định theo năm dương lịch, gọi là năm kế toán, được quy định chi tiết tại Điều 8, Thông tư 111/2021/TT-BTC.
- Lưu trữ và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán: Điều 9, Thông tư 111/2021/TT-BTC.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán thuế: Điều 19, Điều 11, Thông tư 111/2021/TT-BTC.
- Thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế, chứng từ kế toán thuế: Mục 2, Thông tư 111/2021/TT-BTC.
>> Có thể bạn quan tâm: Giảm thiểu tối đa công việc cho kế toán thuế khi doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử có mã.

2. Tài khoản kế toán thuế

Tài khoản định khoản kế toán thuế
Quy định tài khoản kế toán thuế theo Thông tư 111.

Theo Khoản 1, Điều 17, Thông tư 111/2021/TT-BTC, tài khoản kế toán thuế được sử dụng để ghi chép và hạch toán các nội dung nghiệp vụ quản lý thuế phát sinh nhằm đảm bảo phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục và có hệ thống các kết quả hoạt động của nghiệp vụ kế toán thuế do cơ quan thuế các cấp thực hiện.
Theo Khoản 2, Điều 17, Thông tư 111/2021/TT-BTC, tài khoản kế toán thuế được quy định cố định về cấu trúc và thống nhất bao gồm 06 đoạn mã độc lập, mỗi đoạn mã sẽ tương ứng với các giá trị phục vụ cho kế toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Nguyên tắc xác định & hạch toán tài khoản kế toán thuế được quy định tại Khoản 4, Điều 17, Thông tư 111/2021/TT-BTC:
“a) Căn cứ vào phương pháp xác định các giá trị thông tin đầu vào của Phân hệ kế toán thuế quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, Phân hệ quản lý nghĩa vụ người nộp thuế tự động bổ sung thông tin các đoạn mã tương ứng với từng nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này.
b) Đối với từng đoạn mã được xác định, kế toán thực hiện hạch toán theo giá trị chi tiết nhất. Hệ thống sẽ tự động bổ sung thông tin cho các mã tổng hợp tương ứng. Số dư của tài khoản theo mã tổng hợp là tổng số dư của các tài khoản theo mã chi tiết.”
Yêu cầu tài khoản kế toán thuế: Tại Điều 18, Thông tư 111/2021/TT-BTC quy định có 3 yêu cầu:

  • Nội dung tài khoản phù hợp Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý thuế, Luật Kế toán, tổ chức bộ máy kế toán thuế và tổ chức thông tin của cơ quan thuế các cấp.
  • Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính liên quan đến nghiệp vụ quản lý thuế và thanh toán với ngân sách nhà nước.
  • Đảm bảo thuận lợi cho việc thu thập, xử lý, khai thác và cung cấp thông tin bằng ứng dụng công nghệ thông tin.

3. Sổ kế toán thuế

Theo Điều 23, Mục 3, Thông tư 111/2021/TT-BTC, sổ kế toán thuế là một dạng dữ liệu được thiết lập trong phân hệ kế toán thuế, sử dụng để ghi chép, phản ánh và lưu trữ một cách có hệ thống toàn bộ số tiền thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ trong hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp.
Việc mở sổ kế toán thuế phải tuân thủ theo Điều 26, Thông tư 111/2021/TT-BTC và trường hợp nếu phải sửa chữa sổ kế toán thuế, bộ phận kế toán căn cứ theo Điều 27, Thông tư 111/2021/TT-BTC.
Theo Khoản 1, Điều 28, Thông tư 111/2021/TT-BTC, nội dung của sổ kế toán thuế phản ánh số tiền phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ và phải có các nội dung chủ yếu sau:

  • Ngày hạch toán.
  • Số hiệu và ngày tạo bút toán hoặc số, ngày của chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ.
  • Tính chất nghiệp vụ quản lý thuế.
  • Nội dung diễn giải của nghiệp vụ quản lý thuế phát sinh.
  • Tài khoản kế toán thuế.
  • Số tiền phát sinh được ghi vào các tài khoản kế toán thuế.
  • Số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.

4. Báo cáo kế toán thuế

Theo Khoản 1, Điều 29, Thông tư 111/2021/TT-BTC:
“Báo cáo kế toán thuế để tổng hợp tình hình, kết quả hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp trong một kỳ kế toán thuế.”

4.1. Yêu cầu báo cáo kế toán thuế

Báo cáo kế toán thuế cần tuân thủ 4 yêu cầu theo Khoản 2, Điều 29, Thông tư 111/2021/TT-BTC:

  • Báo cáo kế toán thuế phải được lập theo đúng biểu mẫu quy định.
  • Số liệu trên báo cáo kế toán thuế phải đảm bảo phản ánh chính xác, trung thực và khách quan, được tổng hợp trên cơ sở dữ liệu kế toán thuế sau khi đã kiểm tra, đối chiếu và khóa sổ kế toán thuế.
  • Báo cáo kế toán thuế phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán.
  • Ngoài báo cáo kế toán thuế được quy định tại Thông tư 111/2021/TT-BTC thì các báo cáo khác lập trên cơ sở dữ liệu kế toán thuế phục vụ cho công tác quản lý, điều hành phải phù hợp với yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.

4.2. Thời điểm chốt số liệu để báo cáo kế toán thuế

Thời điểm chốt số liệu để báo cáo kế toán thuế
Thời điểm chốt số liệu để báo cáo kế toán thuế.

Theo Khoản 1, Điều 30, Thông tư 111/2021/TT-BTC:
“1. Thời điểm chốt số liệu để lập báo cáo kế toán thuế là thời điểm đóng kỳ kế toán thuế quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Trường hợp phát hiện sai, sót sau thời điểm đóng kỳ kế toán thuế đến trước khi nộp báo cáo kế toán thuế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc điều chỉnh báo cáo kế toán thuế thực hiện như sau:
a) Đối với điều chỉnh theo văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện điều chỉnh số liệu báo cáo năm trước theo đề nghị và phải có thuyết minh cụ thể.
b) Đối với điều chỉnh do cơ quan thuế phát hiện sai sót thì việc điều chỉnh số liệu báo cáo năm trước nếu được phê duyệt bằng văn bản của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và có thuyết minh cụ thể.”

4.3. Cung cấp thông tin kế toán thuế

Theo Điều 31, Thông tư 111/2021/TT-BTC, đơn vị kế toán thuế phải gửi báo cáo cung cấp các thông tin tài chính cho Kho bạc Nhà nước theo Nghị định 25/2017/NĐ-CP quy định về báo cáo tài chính nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đồng thời, đơn vị kế toán thuế phải cung cấp các báo cáo kế toán thuế theo yêu cầu cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số nội dung quan trọng tại Thông tư 111/2021/TT-BTC. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/7/2022 và thực hiện áp dụng từ kỳ kế toán thuế năm 2022, các đơn vị cần lưu ý áp dụng.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN