Quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống như thế nào?
Quy định về hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống như thế nào? Các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực ăn uống nhà hàng cần đặc biệt lưu ý khi thực hiện kê khai và xuất hóa đơn cho khách hàng.
Quy định về hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống.
1. Hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống là gì
Hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống là hóa đơn ăn uống được xuất theo dưới dạng hóa đơn điện tử (HĐĐT). Theo đó, hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ăn uống lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin cung cấp dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
2. Quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống cần lưu ý
Quy định về hóa đơn dịch vụ ăn uống có nhiều điểm cần lưu ý để đảm bảo hóa đơn được lập hợp lệ.
2.1. Nội dung hóa đơn dịch vụ ăn uống
Đối với hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống trên hóa đơn phải đảm bảo đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 gồm có:
- Đảm bảo các tiêu chuẩn về tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
- Tên liên hóa đơn áp dụng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Số hóa đơn
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
- Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua (nếu có),
- Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định này và được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.
- Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.
- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
- Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) theo hướng dẫn tại điểm e khoản 6 Điều này và các nội dung khác liên quan (nếu có).
- Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
- Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn
Ngoài ra, trên hóa đơn có thể có các nội dung khác trên hóa đơn như thông tin về biểu trưng hay lo-go để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán.
Nội dung thể hiện được tên sản phẩm dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa.
Lưu ý:
Tùy từng hình thức bán hàng người bán ghi tên hàng hóa, dịch vụ ăn uống cho phù hợp.
- Trường hợp phục vụ ăn tại chỗ, khách hàng đặt ăn thì doanh nghiệp ghi rõ tên các món ăn như: Cá rán, thịt nướng, tôm hấp, rau cải luộc,…; đồ uống: nước ngọt, bia rượu,… kèm theo các dịch vụ phát sinh (nếu có)
- Đơn vị tính có thể là: đĩa, chén, bát, xoong nồi, kg…
- Đối với suất ăn, cơm hộp, cơm văn phòng thì tên hàng hóa, dịch vụ ghi đơn vị tính là suất ăn, hộp, đĩa, khay,…
2.2. Thời điểm lập hóa đơn dịch vụ ăn uống
Thời gian lập hóa đơn điện tử ăn uống là thời điểm căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 và Điểm g, Khoản 4, Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể:
- Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ ăn uống không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền.
- Đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính (trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ từng cửa hàng xuất cho khách hàng xuất qua hệ thống máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính), hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng điều kiện kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống có in Phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu Phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống và khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn điện tử thì cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.
2.3. Lập, xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống không cần bảng kê
Quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống có rất nhiều và nhiều điểm khác với hóa đơn giấy. Trước kia khi sử dụng hóa đơn giấy nhiều trường hợp người bán phải sử dụng đến bảng kê kèm theo do số lượng món ăn nhiều và không thể ghi hết trên 1 trang. Tuy nhiên, khi sử dụng hóa đơn điện tử, người bán lập hóa đơn không bị giới hạn về số dòng trên một tờ hóa đơn, vì vậy không được lập bảng kê khi cung cấp dịch vụ ăn uống.
2.4. Quy trình khởi tạo hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống từ máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế
Đa phần hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế. Quy trình khởi tạo hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống từ máy tính tiền sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice do do ThaisonSoft phát hành như sau:
- Bước 1: Đơn vị/doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền trên website E-invoice.
- Bước 2: Khởi tạo mẫu hóa đơn điện tử từ máy tính tiền.
- Bước 3: Phát hành dải hóa đơn máy tính tiền.
- Bước 4: Đơn vị/doanh nghiệp tạo và xuất hóa đơn từ máy tính tiền.
- Bước 5: Ký số hóa đơn điện tử.
- Bước 6: Gửi hóa đơn lên cơ quan thuế & gửi cho khách hàng.
- Bước 7: Xử lý hóa đơn và gửi thông báo sai sót ( nếu hóa đơn có sai sót).
Việc sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice để lập xuất hóa đơn điện tử mang đến rất nhiều lợi ích cho khách hàng nhờ những tính năng ưu việt. Không những có thể tích hợp linh hoạt, đa dạng với hệ thống các phần mềm có sẵn, truyền nhận dữ liệu hóa đơn giữa nhiều điểm xuất hóa đơn, nhiều cấp quản lý mà còn có thể xử lý liên tục 24/7 lượng lớn dữ liệu hóa đơn điện tử và có cổng ký tiện dụng (một chữ ký số dùng do nhiều điểm xuất hóa đơn. Phê duyệt, xác thực cùng lúc nhiều hóa đơn).
Hy vọng những thông tin chia sẻ về quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống sẽ giúp doanh nghiệp, đơn vị có nhiều thông tin hữu ích. Lựa chọn được phần mềm hóa đơn điện tử phù hợp đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh liên tục tránh các rủi ro dẫn đến gây thiệt hại về tài chính.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.