Trang chủ Tin tức Kế toán thuế bao gồm những gì? Nhiệm vụ và vai trò của kế toán thuế trong doanh nghiệp

Kế toán thuế bao gồm những gì? Nhiệm vụ và vai trò của kế toán thuế trong doanh nghiệp

Bởi: Einvoice.vn - 29/05/2023 Lượt xem: 13725 Cỡ chữ

Kế toán thuế là một trong những vị trí “cốt lõi”, quan trọng và không thể thiếu trong hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Đây là cầu nối và là sợi dây liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nước. Vậy kế toán thuế bao gồm những gì, công việc, vai trò và nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp thể hiện như thế nào?

Vị trí của kế toán thuế
Kế toán thuế là vị trí không thể thiếu của hầu hết doanh nghiệp.

1. Kế toán thuế là gì?

Đối với vị trí kế toán thuế, đây là bộ phận kế toán phụ trách toàn bộ các vấn đề về tính toán và khai báo thuế trong doanh nghiệp. Công việc kế toán thuế không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ về thuế đầy đủ, rõ ràng, minh bạch mà còn giúp Nhà nước quản lý nền kinh tế hiệu quả hơn.
Theo quy định pháp luật, căn cứ theo Khoản 2, Điều 3, Thông tư 111/2013/TT-BTC, kế toán thuế là việc cơ quan thuế thuộc các cấp thu thập, ghi chép, phản ánh toàn bộ số phát sinh về tiền thuế do cơ quan thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm và khoanh nợ, xóa nợ trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý thuế.

2. Kế toán thuế bao gồm những gì?

Đối với doanh nghiệp bắt đầu thành lập, nhiệm vụ của kế toán thuế là kê khai và nộp lệ phí môn bài. Trong quá trình hoạt động, kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp, công việc của kế toán thuế diễn ra liên tục và liền mạch theo từng chu kỳ: hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý và hàng năm.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn đầu ra định khoản thuế GTGT như thế nào?

2.1. Công việc hàng ngày của kế toán thuế

Hàng ngày, kế toán thuế có nhiệm vụ thu thập, xử lý hóa đơn phát sinh để làm căn cứ hạch toán, kê khai. Kế toán cần nhập thông tin trên hóa đơn vào hệ thống để tổng hợp kết quả kinh doanh.
Một số công việc hàng ngày điển hình của kế toán thuế:

  • Thu thập và lưu trữ hóa đơn đầu ra, đầu vào.
  • Kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của hóa đơn: Kiểm tra các thông tin trên hóa đơn để phát hiện các sai lệch, đối chiếu với nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
  • Xử lý hóa đơn GTGT viết sai.

2.2. Công việc hàng tháng

Công việc hàng tháng phần lớn được kế toán thuế làm vào cuối tháng này hoặc đầu tháng sau nhưng cần đảm bảo nộp các loại báo cáo thuế trước ngày 20 của tháng tiếp theo:

  • Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng.
  • Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng đối với doanh nghiệp kê khai thuế theo tháng.
  • Lập một số tờ khai thuế khác.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (áp dụng đối với những doanh nghiệp mới thành lập dưới 12 tháng).

Công việc của kế toán thuế
Một số công việc quan trọng của kế toán thuế.

Lưu ý: hạn nộp tờ khai thuế theo tháng là ngày 20 của tháng sau.

2.3. Công việc hàng quý

  • Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý.
  • Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng đối với doanh nghiệp kê khai thuế theo quý.
  • Lập tờ khai thuế TNCN tạm tính theo quý.
  • Lập một số tờ khai thuế khác.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (áp dụng đối với

Lưu ý: hạn nộp tờ khai thuế theo tháng là ngày 30 của tháng sau.

2.4. Công việc hàng năm

Đầu năm, kế toán thuế cần lưu ý một số công việc như sau:
- Kê khai và nộp thuế môn bài đầu năm.
- Hạn nộp thuế môn bài là ngày 31/1. Nếu công ty mới thành lập, kế toán cần lưu ý phải nộp cả tờ khai và kèm theo tiền thuế môn bài.
- Nộp tờ khai thuế GTGT, thuế TNCN của tháng 12 hoặc của quý IV năm trước.
- Đối với doanh nghiệp kê khai thuế theo tháng thì hạn nộp tờ khai thuế là 20/1 còn doanh nghiệp kê khai thuế theo quý thì hạn nộp là ngày 30/1.
- Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước.
- Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước.
Cuối năm, kế toán thuế cần nhớ các công việc sau:
- Báo cáo thuế cho tháng cuối năm và quý IV.
- Báo cáo quyết toán thuế TNDN năm.
- Báo cáo quyết toán thuế TNCN năm.
- Báo cáo tài chính năm, gồm các báo cáo: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối phát sinh tài khoản.

3. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán thuế

Kế toán thuế là cầu nối quan trọng và không thể thiếu giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế. Vai trò và nhiệm vụ chủ yếu của kế toán thuế như sau:

  • Tập hợp và thu thập hóa đơn, chứng từ phát sinh tương ứng với các nghiệp vụ kinh tế để theo dõi và hạch toán.
  • Báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
  • Báo cáo tài chính, báo cáo thuế TNDN, TNCN, báo cáo thuế cuối năm.
  • Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có yêu cầu hoặc khi có vấn đề phát sinh.
  • Kiểm tra và đối chiếu hóa đơn GTGT.
  • Lập báo cáo tổng hợp báo cáo thuế GTGT đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra hóa đơn đầu vào, đầu ra và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
  • Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh hoàn thuế.
  • Cập nhật kịp thời các quy định mới về Luật thuế để áp dụng trong nghiệp vụ kế toán thuế đồng thời để điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của kế toán thuế
Kế toán thuế có nhiều nhiệm vụ quan trọng trong doanh nghiệp.

Trên đây là một số nội dung về kế toán thuế, công việc của kế toán thuế và chức năng, vai trò, nhiệm vụ của vị trí công việc này. Kế toán thuế là “mắt xích” quan trọng giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế nên cần được đặc biệt chú trọng để đảm bảo cho các hoạt động, nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp được ổn định, đồng thời là công cụ để Nhà nước quản lý thuế, thu thuế hiệu quả.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN