Trang chủ Tin tức Năm 2025, hộ kinh doanh dạy thêm phải nộp những loại thuế nào?

Năm 2025, hộ kinh doanh dạy thêm phải nộp những loại thuế nào?

Bởi: Einvoice.vn - 04/04/2025 Lượt xem: 107 Cỡ chữ

Hiện nay, hoạt động dạy thêm ngoài phạm vi nhà trường đang được pháp luật quản lý chặt chẽ. Đặc biệt, từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, giáo viên dạy thêm bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Để tránh mắc phải một số vi phạm liên quan đến nghĩa vụ thuế, hộ kinh doanh dạy thêm cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.

Mục Lục

1. Hộ kinh doanh dạy thêm phải đóng thuế gì?

1.1. Hộ kinh doanh dạy thêm phải đóng lệ phí môn bài 

1.2. Hộ kinh doanh dạy thêm phải nộp thuế thu nhập cá nhân, không phải nộp thuế GTGT

2. Điều kiện dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường theo Thông tư 29

3. Các loại hình đăng ký kinh doanh để dạy thêm ngoài giờ

1. Hộ kinh doanh dạy thêm phải đóng thuế gì?

Thuế với hộ kinh doanh dạy thêm

Hộ kinh doanh dạy thêm phải đóng thuế TNCN, lệ phí môn bài, không phải đóng thuế GTGT.

Hộ kinh doanh dạy thêm phải đóng thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài nhưng không phải đóng thuế giá trị gia tăng, cụ thể:

1.1. Hộ kinh doanh dạy thêm phải đóng lệ phí môn bài 

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 4, Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm a, Khoản 2, Điều 1, Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về mức nộp lệ phí môn bài:

Như vậy, có 3 mức nộp lệ phí môn bài áp dụng đối với hộ kinh doanh dạy thêm:

Mức doanh thu

Mức nộp lệ phí môn bài

Trên 500 triệu đồng/năm

01 triệu đồng/năm

Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm

500.000 đồng/năm

Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm.

300.000 đồng/năm

1.2. Hộ kinh doanh dạy thêm phải nộp thuế thu nhập cá nhân, không phải nộp thuế GTGT

Theo Điều 4, Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh và Khoản 13, Điều 4, Thông tư 213/2013/TT-BTC:

- Về thuế GTGT: Hộ kinh doanh dạy thêm không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nên không phải nộp thuế giá trị gia tăng.

- Về thuế thu nhập cá nhân: Hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở lên thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Mặt khác, từ 01/01/2026, ngưỡng doanh thu nộp thuế thu nhập cá nhân của cá nhân, hộ kinh doanh tăng lên 200 triệu đồng theo Điều 5 và Điều 17, Khoản 2, Điều 18, Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2024.

Theo đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 200 triệu đồng trở xuống không phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ 01/01/2026.

Cách tính số thuế TNCN phải nộp:

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ tính thuế TNCN.

2. Điều kiện dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường theo Thông tư 29

Điều kiện dạy thêm

Tổ chức dạy thêm, học thêm phải đảm bảo một số điều kiện.

Việc dạy thêm, học thêm ngoài phạm vi nhà trường đang được quy định tại Điều 6, Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, cụ thể:

- Điều kiện về đăng ký kinh doanh: Đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.

- Công khai thông tin trên Cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về: Các môn học dạy thêm kèm theo thời lượng dạy thêm, địa điểm và hình thức dạy thêm, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm, danh sách người dạy thêm, mức thu tiền học thêm khi tuyển sinh các lớp.

- Yêu cầu đối với người dạy thêm: Có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

- Yêu cầu về  báo cáo dạy thêm: Giáo viên đang giảng dạy tại nhà trường có phát sinh hoạt động dạy thêm ngoài phạm vi nhà trường thì cần báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, hình thức dạy, địa điểm, thời gian tham gia dạy thêm.

Bài viết liên quan:

Hướng dẫn lập giấy nộp tiền thuế TNCN bằng mã định danh năm 2025.

Cách tính giảm mức tỷ lệ tính thuế GTGT với hộ và cá nhân kinh doanh từ 1/1/2025.

3. Các loại hình đăng ký kinh doanh để dạy thêm ngoài giờ

Từ ngày 14/02/2025, các tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh thì phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Các loại hình được đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường bao gồm:

- Công ty cổ phần.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

- Doanh nghiệp tư nhân.

- Hộ kinh doanh.

- Công ty hợp danh.

Hoạt động kinh doanh dạy thêm học thêm đang được quản lý siết chặt theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT. Vì vậy, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh dạy thêm, học thêm cần lưu ý về các điều kiện thành lập, các loại thuế cần nộp để thực hiện đúng nghĩa vụ về thuế.

Dương Thúy

Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice là giải pháp tối ưu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, thực hiện phát hành và quản lý hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác. Loại bỏ các vấn đề bất cập khi sử dụng hóa đơn, E-invoice giúp tiết kiệm chi phí in ấn, lưu trữ, hạn chế sai sót, tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong kinh doanh. 

Với giao diện thân thiện, tích hợp nhiều tính năng tiện ích như kết nối trực tiếp với cơ quan thuế, tra cứu hóa đơn dễ dàng, E-invoice là giải pháp tối ưu để hộ kinh doanh vận hành linh hoạt và hiệu quả trong kỷ nguyên số.

E-invoice được nhiều doanh nghiệp tên tuổi tin tưởng và lựa chọn: Aeon Mall, Samsung, CocaCola, Lotte, Golden Gate, Lazada...

Để trải nghiệm MIỄN PHÍ các tính năng ưu việt và quy trình quản lý hóa đơn chuyên nghiệp với E-INVOICE. Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ qua Hotline 24/7: Miền Bắc: 1900 4767, Miền Trung – Miền Nam: 1900 4768.