Nghị định 70/2025/NĐ-CP: Bãi bỏ hàng loạt quy định về hóa đơn, chứng từ từ 01/6/2025
Theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP được Chính Phủ ban hành ngày 20/3/2025 vừa qua, nhiều quy định mới tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP sẽ được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, một trong những nội dung doanh nghiệp đặc biệt quan tâm là từ 01/6/2025, nhiều quy định về hóa đơn, chứng từ sẽ bị bãi bỏ.
(1) Bãi bỏ quy định về hủy hóa đơn, chứng từ
Bãi bỏ quy định hủy hóa đơn chứng từ tại Khoản 10, Điều 3, Nghị định 123.
Cụ thể, Nghị định 70/2025/NĐ-CP bãi bỏ quy định tại Khoản 10, Điều 3, Nghị định 123 về việc hủy hóa đơn, chứng từ:
- Hủy hóa đơn chứng từ là làm cho hóa đơn chứng từ đó không có giá trị sử dụng.
(2) Bãi bỏ quy định đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ và dịch vụ ăn uống
Nghị định 70/2025/NĐ-CP bãi bỏ quy định tại Điểm g, Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Bãi bỏ quy định đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, dịch vụ ăn uống bán hàng trực tiếp, hạch toán tại trụ sở chính. Hệ thống máy tính tiền chưa đủ điều kiện kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống có in Phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử, trường hợp khách yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn giao cho khách hàng.
(3) Bãi bỏ quy định về định dạng chứng từ khấu trừ thuế
Quy định về định dạng chứng từ điện tử khấu trừ thuế TNCN tại Khoản 2, Điều 33, Nghị định 123 bị bãi bỏ:
Tổ chức khấu trừ thuế TNCN khi sử dụng chứng từ theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 30, Nghị định 123 theo hình thức điện tử tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại Khoản 1, Điều 32, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
(4) Bãi bỏ quy định lập và ủy nhiệm biên lai
Bãi bỏ quy định lập & ủy nhiệm lập biên lai.
Cụ thể, Nghị định 70/2025/NĐ-CP bãi bỏ các quy định về:
Lập biên lai:
- Nội dung trên biên lai phải phản ánh đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phải được lập theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- Nội dung trên biên lai phải thống nhất trên các liên có cùng số biên lai.
- Khi lập biên lai phải đóng dấu của tổ chức thu phí, lệ phí vào góc trên bên trái liên 2 của biên lai.
- Biên lai được lập theo Khoản 1, Điều này là chứng từ hợp pháp để thanh toán, hạch toán và quyết toán tài chính.
Ủy nhiệm lập biên lai:
- Tổ chức thu phí, lệ phí ủy nhiệm cho bên thứ ba bằng văn bản và phải thông báo cho cơ quan thuế chậm nhất 03 ngày trước khi bên nhận ủy nhiệm lập biên lai.
- Nội dung văn bản ủy nhiệm phải đầy đủ các thông tin về biên lai ủy nhiệm, mục đích ủy nhiệm, thời hạn ủy nhiệm, phương thức ủy nhiệm, phương thức thanh toán biên lai ủy nhiệm.
- Bên ủy nhiệm phải lập thông báo ủy nhiệm có ghi đầy đủ các thông tin về ủy nhiệm lập biên lai.
- Biên lai ủy nhiệm vẫn phải ghi trên của tổ chức thu phí, lệ phí và đóng dấu bên ủy nhiệm phía trên bên trái tờ biên lai.
- Trường hợp tổ chức thu phí, lệ phí có nhiều đơn vị trực thuộc trực tiếp thu phí: phải có sổ theo dõi phân bổ số lượng biên lai cho từng đơn vị trực thuộc, từng cơ sở nhận ủy nhiệm.
- Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải tổng hợp báo cáo định kỳ việc sử dụng các biên lai ủy nhiệm.
- Khi hết thời hạn ủy nhiệm hoặc chấm dứt trước hạn ủy nhiệm, hai bên phải xác định bằng văn bản, thông báo cho cơ quan thuế và niêm yết tại nơi thu phí, lệ phí.
(5) Bãi bỏ quy định về thời hạn cung cấp thông tin hóa đơn điện tử
Nội dung về thời hạn cung cấp thông tin HĐĐT bị bãi bỏ.
Quy định tại Điều 51, Nghị định 123 bị bãi bỏ như sau:
Trong thời gian không quá 05 phút kể từ khi nhận được yêu cầu, Cổng thông tin điện tử phản hồi cho bên sử dụng thông tin:
- Thông tin hóa đơn điện tử.
- Thông báo lý do nếu có sự cố hoặc không có thông tin hóa đơn điện tử.
- Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin với số liệu lớn thì thời hạn cung cấp thông tin hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế thông báo.
(6) Bãi bỏ quy định về dừng kết nối hệ thống của bên sử dụng thông tin với Cổng thông tin điện tử
Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định về việc Tổng cục Thuế thực hiện việc dừng kết nối hệ thống của bên sử dụng thông tin với Cổng thông tin điện tử trong một số trường hợp:
- Khi có đề nghị từ đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin.
- Khi phát hiện sử dụng hóa đơn điện tử không đúng mục đích, không đúng quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
(7) Bãi bỏ quy định về đảm bảo xây dựng, triển khai, vận hành hệ thống tiếp nhận thông tin hóa đơn điện tử
Nội dung bãi bỏ tuộc Khoản 5, Điều 53, Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
“5. Đảm bảo việc xây dựng, triển khai, vận hành hệ thống tiếp nhận thông tin hóa đơn điện tử.”
(8) Bãi bỏ quy định về triển khai, công bố địa chỉ thư điện tử và số điện thoại cung cấp thông tin hóa đơn điện tử
Cụ thể, quy định tại Khoản 3, Điều 4, Điều 52, Nghị định 123/2020/NĐ-CP bị bãi bỏ:
Bãi bỏ quy định về triển khai, công bố địa chỉ thư điện tử và số điện thoại phục vụ việc cung cấp thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử và xây dựng, công bố các yêu cầu kỹ thuật để kết nối với Cổng thông tin hóa đơn điện tử.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP đánh dấu bước hoàn thiện quan trọng đối với hành lang pháp lý về hóa đơn điện tử tại Việt Nam. Trong đó, nhiều quy định được cụ thể hóa rõ ràng đối với từng ngành nghề, từng giao dịch kinh tế phát sinh, giúp doanh nghiệp dễ dàng trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, giảm thiểu rủi ro và tăng tính minh bạch.
Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình, hoàn thiện hệ thống quản trị và nâng cao năng lực cạnh tranh khi chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - kế toán.
Phần mềm hóa đơn điện tử E-INVOICE được các doanh nghiệp lớn sử dụng phổ biến hiện nay như: Aeon Mall, Samsung, CocaCola, Lotte, Golden Gate, Lazada... Sử dụng phần mềm E-INVOICE có tích hợp với hệ thống quản lý nội bộ giúp doanh nghiệp tự động tạo lập phát hành, gửi và lưu trữ hóa đơn một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí. Để trải nghiệm MIỄN PHÍ các tính năng ưu việt và quy trình quản lý hóa đơn chuyên nghiệp với E-INVOICE, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ qua Hotline 24/7: Miền Bắc: 1900 4767, Miền Trung – Miền Nam: 1900 4768.
|
Dương Thúy