Lợi nhuận thuần là gì? Cách tính lợi nhuận thuần
Chỉ số lợi nhuận đóng vai trò quan trọng trong đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có rất nhiều chỉ tiêu về lợi nhuận, trong đó chỉ tiêu lợi nhuận thuần được đặc biệt quan tâm. Vậy, lợi nhuận thuần là gì? Cách tính lợi nhuận thuần như thế nào?.
Tìm hiểu về lợi nhuận thuần.
1. Lợi nhuận thuần là gì?
Lợi nhuận thuần (tiếng anh là Net Profit) là số tiền còn lại sau khi một doanh nghiệp đã trừ đi tất cả các chi phí từ tổng doanh thu của mình.
Nói cách khác lợi nhuận thuần là số tiền mà doanh nghiệp "bỏ túi" được sau khi đã trả hết mọi khoản chi phí để sản xuất, kinh doanh.
Lợi nhuận thuần còn được gọi là lợi nhuận ròng hoặc thu nhập ròng. Lợi nhuận thuần phản ánh rõ nhất khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần:
- Doanh thu: doanh thu bán hàng càng cao, tiềm năng lợi nhuận càng lớn.
- Chi phí: lợi nhuận thuần được xác định sau khi trừ đi cách chi phí, giảm chi phí sẽ giúp tăng lợi nhuận.
- Quản lý: quản lý tốt sẽ giúp giảm chi phí và tăng doanh thu.
- Giá cả sản phẩm: giá bán được đặt ở mức cao hơn có thể tăng doanh thu, tuy nhiên cần đảm bảo khả năng cạnh tranh tốt.
- Thị trường: chính sách pháp luật, sự biến động của thị trường, tỷ giá tiền, cạnh tranh từ đối thủ là các yếu tố tác động lớn đến lợi nhuận.
>> Có thể bạn quan tâm: Các chỉ số tài chính doanh nghiệp đáng lưu ý.
2. Tính lợi nhuận thuần như thế nào?
Từ chỉ số lợi nhuận thuần có thể đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, theo đó đưa ra các quyết định quản trị, đầu tư hoặc các quyết định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
2.1. Tính lợi nhuận thuần từ tổng doanh thu
Công thức tính lợi nhuận thuần:
Lợi nhuận thuần = Doanh thu - Tổng chi phí.
Trong đó:
- Doanh thu: là tổng số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh.
- Tổng chi phí: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, thuế phải nộp.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2.2. Tính lợi nhuận thuần từ lợi nhuận gộp
Công thức tính lợi nhuận thuần từ lợi nhuận gộp:
Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp + Doanh thu từ hoạt động tài chính - Tổng chi phí.
Trong đó:
- Lợi nhuận gộp: lợi nhuận gộp được xác định bằng cách lấy doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: là doanh thu thuần phát sinh trong thời điểm báo cáo.
- Tổng chi phí: là tổng chi phí vận hành, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính, chi phí nộp thuế và chi khác.
Cách tính lợi nhuận thuần.
Lưu ý phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp:
- Giống nhau:
- Đều là chỉ số lợi nhuận giúp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khác nhau:
- Lợi nhuận thuần là số tiền còn lại sau khi khấu trừ toàn bộ các chi phí từ doanh thu (đã bao gồm thuế), tuy nhiên lợi nhuận gộp lại là số tiền còn lại sau khi khấu trừ các chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm hàng hóa từ doanh thu (không bao gồm thuế).
- Lợi nhuận thuần thể hiện hiệu suất hoạt động và quản lý chi phí của doanh nghiệp còn lợi nhuận gộp đo lường khả năng của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận từ quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ cốt lõi.
- Lợi nhuận gộp luôn lớn hơn hoặc bằng lợi nhuận thuần.
>> Tham khảo: Cách lập báo cáo tài chính nhà hàng ăn uống.
3. Tại sao phải xác định lợi nhuận thuần của doanh nghiệp?
Lợi nhuận thuần là chỉ số đánh giá quan trọng trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp giúp các nhà quản trị đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ chỉ số lợi nhuận thuần doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản trị có lợi cho doanh nghiệp, cụ thể:
- Quyết định mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất: chỉ số lợi nhuận thuần cao cho thấy doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt, tạo ra nhiều giá trị thặng dư nên mở rộng sản xuất, chỉ số lợi nhuận thấp hoặc âm nên chuyển hướng hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh.
- Quyết định đầu tư: các nhà đầu tư thường xem xét lợi nhuận thuần để quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không do đó mà các nhà quản trị thường dùng chỉ số lợi nhuận thuần cao để thu hút đầu tư.
- Hoạch định tài chính: nguồn lợi nhuận thuần sẽ được phân bổ vào các nguồn khác nhau. Một phần lợi nhuận để tái sản xuất, một phần để đầu tư và một phần để chia cho các cổ đông hoặc dùng cho các hoạt động cần thiết khác.
Chỉ số lợi nhuận thuần đóng vai trò quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp và cũng là dữ liệu quan trọng để các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định cho các hoạt động đầu tư.
Khi lợi nhuận thuần ở mức cao, được duy trì ổn định và có tăng trưởng, điều này có thể là một dấu hiệu tích cực về tình trạng tài chính của doanh nghiệp, theo đó nên đầu tư để sinh lợi.
>> Có thể bạn quan tâm: Thu nhập miễn thuế TNDN bao gồm những khoản nào?
Như vậy, có thể thấy lợi nhuận thuần là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp.
Tính lợi nhuận thuần chính xác giúp các nhà quản trị kịp thời đưa ra quyết định phù hợp với doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có lợi nhuận thuần ổn định và tăng trưởng thường được đánh giá là một doanh nghiệp thành công và đáng tin cậy.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/