Lợi nhuận giữ lại là gì? Cách tính lợi nhuận giữ lại
Lợi nhuận giữ lại đóng vai trò quan trọng, như “nguồn vốn” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh và tham gia đầu tư. Đây cũng là nguồn tiền để doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro và tạo tính thanh khoản khi có các biến động trên thị trường. Vậy lợi nhuận giữ lại là gì, được tính như thế nào?
Khái niệm lợi nhuận giữ lại.
1. Lợi nhuận giữ lại là gì?
Lợi nhuận giữ lại (Tên tiếng Anh là Retained Earnings - RE) là phần lợi nhuận sau cùng còn lại sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành việc nộp thuế và phân chia cổ tức cho các cổ đông. Trên bảng cân đối kế toán, lợi nhuận giữ lại chính là phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vào cuối mỗi kỳ kế toán.
Lợi nhuận này thường được sử dụng nhằm mục đích thanh toán nợ, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, chi cho các tài sản cố định, chi cho vốn lưu động, tái đầu tư,... và nhiều mục đích khác phục vụ cho các chiến lược phát triển doanh nghiệp.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính excel.
2. Ý nghĩa của lợi nhuận giữ lại
Ý nghĩa quan trọng của lợi nhuận giữ lại với doanh nghiệp.
Lợi nhuận giữ lại có ý nghĩa quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Không chỉ phản ánh khả năng tài chính và chiến lược tài chính của doanh nghiệp, đây còn là nguồn tiền mang ý nghĩa quan trọng:
- Đánh giá hiệu quả hoạt động: Lợi nhuận giữ lại là chỉ số quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Với lợi nhuận gia tăng đều đặn hàng năm cũng thể hiện việc doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả với mức tăng trưởng mạnh mẽ.
- Phản ánh tiềm lực và chiến lược tài chính: Mức độ lợi nhuận mà doanh nghiệp giữ lại phản ánh tiềm lực và chiến lược tài chính của doanh nghiệp đó:
- Nếu doanh nghiệp giữ lại mức độ lớn lợi nhuận: Chiến lược của doanh nghiệp đang tập trung vào việc mở rộng, tăng trưởng và phát triển kinh doanh.
- Nếu doanh nghiệp phân phối phần lớn lợi nhuận dưới dạng cổ tức: Nghĩa là doanh nghiệp đang có chiến lược tập trung cung cấp lợi nhuận trả về ngắn hạn cho cổ động.
- Có ý nghĩa quan trọng với nhiều bộ phận:
- Đối với chủ doanh nghiệp, nhà quản lý: Lợi nhuận giữ lại (RE) cho biết thu nhập thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản thuế và cổ tức cho cổ đông. Căn cứ vào mức RE lớn hay nhỏ để đánh giá và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho các giai đoạn tiếp theo.
- Đối với các cổ đông dài hạn của doanh nghiệp: Mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông dài hạn là việc mở rộng, phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, các cổ đông luôn mong muốn được trả thu nhập dưới dạng cổ tức và sử dụng RE tiếp tục đầu tư mở rộng doanh nghiệp thay vì chia cổ tức.
- Đối với các cổ đông ngắn hạn: Các cổ đông ngắn hạn thường chủ yếu quan tâm đến các khoản thu nhập từ việc nắm giữ cổ phiếu của công ty. Họ mong muốn được chia cổ tức dưới dạng tiền mặt thay vì nhận thêm cổ phiếu.
>> Tham khảo: Thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần được quy định như thế nào?
3. Hướng dẫn tính lợi nhuận giữ lại
Cách tính lợi nhuận giữ lại nhanh nhất.
Doanh nghiệp nào cũng cần phải biết cách tính lợi nhuận giữ lại. Một số vấn đề quan trọng cần quan tâm khi tính lợi nhuận giữ lại như sau:
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ lại
Lợi nhuận giữ lại không chỉ phụ thuộc vào hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố dưới đây:
- Lợi nhuận giữ lại ban đầu: Lợi nhuận giữ lại từ kỳ trước sẽ chuyển thành số dư đầu của kỳ tiếp theo và có 3 trường hợp xảy ra:
- Nếu RE > 0: Kỳ trước doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
- Nếu RE = 0: Doanh nghiệp đang hòa vốn.
- RE < 0: Doanh nghiệp ghi nhận lỗ ròng trong kỳ trước và có nguy cơ không đủ nguồn chi trả cổ tức cho các cổ đông và các khoản nợ đang phải gánh.
- Thu nhập ròng:
- Thu nhập ròng dương: Doanh nghiệp có nhiều cơ hội mở rộng, phát triển.
- Thu nhập ròng âm: Doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn, nghĩa là trong ký kế tiếp, doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu về vốn.
- Cổ tức: Được chi trả bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu:
- Chi trả bằng tiền mặt: Có thể ảnh hưởng đến quỹ tiền mặt của doanh nghiệp.
- Chi trả bằng cổ phiếu: Không ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo giữ nguyên quy mô vốn chủ sở hữu, tăng giá trị trên từng cổ phiếu do số lượng cổ phiếu tăng lên.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
3.2. Công thức tính lợi nhuận giữ lại
Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận giữ lại ban đầu + Thu nhập (Lãi/Lỗ) - Cổ tức.
Trong đó:
- Lợi nhuận giữ lại đầu kỳ chính là số dư lũy kế của lợi nhuận đầu kỳ.
- Thu nhập ròng phát sinh trong kỳ: Chính là số lợi nhuận sau thuế được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí.
- Cổ tức chi trả trong kỳ: Chính là phần cổ tức phải chi trả cho các cổ đông góp vốn bằng cổ phiếu hoặc tiền mặt.
>> Tham khảo: Chính thức gia hạn chính sách giảm 2% thuế GTGT từ 01/01/2025.
3.3. Ví dụ tính lợi nhuận giữ lại
Công ty X có lợi nhuận sau thuế năm 2023 là 100 tỷ đồng, chi trả cổ tức cho cổ đông hết 50 tỷ đồng. Lợi nhuận giữ lại tích lũy đến hết năm 2022 là 50 tỷ đồng. Yêu cầu tính lợi nhuận giữ lại tích lũy đến hết năm 2023.
=> Lợi nhuận giữ lại năm 2023 = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức = 100 tỷ - 50 tỷ = 50 tỷ đồng.
=> Lợi nhuận giữ lại tích lũy đến hết năm 2023 = Lợi nhuận tích lũy đến hết năm 2022 + Lợi nhuận giữ lại năm 2023 = 50 tỷ đồng + 50 tỷ đồng = 100 tỷ đồng.
Trên đây là khái niệm lợi nhuận giữ lại, cách tính lợi nhuận giữ lại. Lợi nhuận giữ lại có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, nhà quản lý, các cổ đông. Lợi nhuận giữ lại bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố và được tính dựa trên Lợi nhuận giữ lại ban đầu, Thu nhập (Lãi/Lỗ) và Cổ tức.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/