Trang chủ Tin tức Cách lập báo cáo tài chính nhà hàng ăn uống

Cách lập báo cáo tài chính nhà hàng ăn uống

Bởi: Einvoice.vn - 27/04/2023 Lượt xem: 4871 Cỡ chữ

Báo cáo tài chính là loại tài liệu quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Báo cáo tài chính nhà hàng ăn uống có gì khác so với các doanh nghiệp, loại hình kinh doanh khác? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Báo cáo tài chính với doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng
BCTC là văn bản quan trọng với các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng.

1. Báo cáo tài chính là gì?

Theo quy định tại Điều 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC, báo cáo tài chính là bản báo cáo dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền ra vào của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phục vụ nhu cầu của chủ doanh nghiệp, Cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan để đưa ra quyết định kinh tế.
Trong đó, báo cáo tài chính cung cấp các thông tin liên quan đến: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh du, thu nhập, chi phí kinh doanh, lãi lỗ, luồng tiền của doanh nghiệp.
Như vậy, mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin về tình hình tài chính kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp.
>> Tham khảo: Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính excel chi tiết nhất.

2. Nội dung cần có trong bản báo cáo tài chính nhà hàng ăn uống

Theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, bản báo cáo tài chính bao gồm những nội dung sau:
- Bảng cân đối kế toán:

+ Bảng cân đối kế toán có nhiệm vụ tóm tắt và phản ánh tổng quát tình hình tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định thông qua các số liệu về giá trị tài sản. Những số liệu này thể hiện quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp với tài sản cũng như trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trước Nhà nước, cổ đông và các nhà đầu tư.
+ Bảng cân đối kế toán được lập theo chuẩn mực kế toán số 21, quy định về trình bày báo cáo tài chính. Kế toán viên lưu ý để đảm bảo trình bày theo đúng quy chuẩn.

Nội dung trong báo cáo tài chính
Lưu ý đảm bảo đầy đủ nội dung trong BCTC.

- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

+ Nội dung trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện doanh thu, chi phí phát sinh, thu nhập ròng, lãi lỗ trong kỳ. Ngoài ra, bảng báo cáo còn thể hiện định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai thông qua hoạt động phân chia cổ tức (Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại cao thay vì chia cho các cổ đông tức là doanh nghiệp đang muốn mở rộng, phát triển).
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện lãi/lỗ trong kỳ: Doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, khoản giảm giá, chiết khấu, giá vốn hàng bán, chi phí lưu thông, quản lý…
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Các khoản thuế, BHXH, BHYT, phí công đoàn…

>> Tham khảo: Lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện luồng tiền thu chi của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp dồn tích, phản ánh chính xác tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính:

+ Đây là mục quan trọng, không thể thiếu trong bản báo cáo tài chính doanh nghiệp, dùng để phân tích chi tiết các số liệu đã trình bày ở 3 bản báo cáo trên. Thuyết minh báo cáo tài chính thể hiện thông tin, cơ sở lập báo cáo tài chính, chính sách kế toán, bổ sung thông tin thiếu trong bản BCTC.

3. Cách lập báo cáo tài chính nhà hàng ăn uống

3.1. Yêu cầu của bản báo cáo tài chính nhà hàng ăn uống

- Báo cáo tài chính thể hiện chính xác, rõ ràng và trung thực tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Số liệu trên báo cáo tài chính phải khách quan, phản ánh đúng bản chất kinh tế.
- Tuân thủ yêu cầu về tính thận trọng.
- BCTC đầy đủ trên mọi khía cạnh.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

3.2. Nguyên tắc báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính cần tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 102, Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
- Nguyên tắc hoạt động liên tục
- Nguyên tắc nhất quán
- Nguyên tắc trọng yếu, tập hợp
- Nguyên tắc bù trừ
- Nguyên tắc có thể so sánh
- Nguyên tắc cơ sở dồn tích

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính nhà hàng ăn uống
Lập báo cáo tài chính nhà hàng ăn uống như thế nào?

3.3. Các bước lập báo cáo tài chính

Bước 1: Tổng hợp chứng từ kế toán phát sinh trong năm tài chính
Kế toán thực hiện tổng hợp lại các chứng từ kế toán đã phát sinh trong năm, kiểm tra đối chiếu với các báo cáo thuế đã kê khai định kỳ và nộp cho cơ quan thuế.
Bước 2: Hạch toán nghiệp vụ phát sinh
Thực hiện hạch toán, phản ánh chứng từ vào sổ kế toán trên file excel hoặc phần mềm kế toán chuyên dụng.
Bước 3: Phân loại nghiệp vụ kế toán theo tháng, quý
Phân loại các nghiệp vụ rõ ràng (chi phí trả trước, chi phí khấu khao…) sẽ giúp quá trình lập báo cáo tài chính được chính xác, nhanh gọn hơn.
>> Tham khảo: Cách đọc hiểu báo cáo tài chính đơn giản nhất.
Bước 4: Nhóm tài khoản cho các nghiệp vụ phát sinh
Các nhóm tài khoản bao gồm: Hàng tồn kho; công nợ phải trả, phải thu; các khoản đầu tư; chi phí trả trước; tài sản cố định; doanh thu; giá vốn; chi phí quản lý.
Bước 5: Bút toán tổng hợp và kết chuyển
Kế toán viên thực hiện kết chuyển doanh thu, chi phí, các khoản lãi, lỗ, đảm bảo tài khoản không có số dư cuối kỳ.
Bước 6: Lập và hoàn thiện báo cáo tài chính

  • Truy cập phần mềm hỗ trợ kê khai của Tổng cục thuế
  • Đăng nhập vào tài khoản doanh nghiệp
  • Nhập tờ khai báo cáo tài chính, điền đầy đủ thông tin tờ khai
  • Xuất file XML
  • Nộp báo cáo tài chính trên website Thuế điện tử của Tổng cục thuế tại địa chỉ: https://thuedientu.gdt.gov.vn.

Trên đây là hướng dẫn thực hiện báo cáo tài chính nhà hàng ăn uống. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả để hoàn thiện bản báo cáo tài chính đơn giản, chính xác, nhanh gọn nhất.
Để được tư vấn thông tin về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN