Trang chủ Tin tức Các chỉ số tài chính doanh nghiệp đáng lưu ý dành cho người quản trị và nhà đầu tư

Các chỉ số tài chính doanh nghiệp đáng lưu ý dành cho người quản trị và nhà đầu tư

Bởi: Einvoice.vn - 10/05/2024 Lượt xem: 16319 Cỡ chữ

Phân tích tài chính là hoạt động có vai trò quan trọng trong quá trình quản trị doanh nghiệp và đầu tư. Trong đó, các chỉ số tài chính doanh nghiệp là những con số trực quan, thể hiện tình hình các hoạt động kinh doanh. Vậy đâu là những chỉ số tài chính đáng chú ý và chúng có ý nghĩa như thế nào?

Chỉ số tài chính
Chỉ số tài chính hỗ trợ người quản lý đánh giá hoạt động kinh doanh.

1. Chỉ số tài chính doanh nghiệp

1.1. Khái niệm chỉ số tài chính doanh nghiệp

Chỉ số tài chính của một doanh nghiệp là các con số được tính toán dựa trên tỉ lệ giữa các chỉ tiêu tài chính/kinh doanh so với nhau.
Những chỉ số này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chúng thường được sử dụng để so sánh và cho phép các chủ doanh nghiệp đánh giá và đo lường mối quan hệ giữa các yếu tố tài chính. Chúng phản ánh chi tiết về những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó giúp trong việc ra quyết định quản lý kinh doanh.
Việc hiểu và theo dõi các chỉ số tài chính sẽ giúp nhà quản lý vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn và giúp nhà đầu tư ra quyết định mua bán cổ phiếu của doanh nghiệp đó một cách hợp lý.
>> Tham khảo: Doanh nghiệp có thể xem báo cáo tài chính ở đâu?

1.2. Ứng dụng của chỉ số tài chính doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quản trị tài chính hiệu quả sẽ có khả năng huy động vốn hiệu quả, sử dụng vốn hợp lý, từ đó tăng lợi nhuận và nâng cao giá trị cho các cổ đông.
Việc theo dõi và phân tích các chỉ số tài chính, giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quản lý và lên kế hoạch hiệu quả, trong đó bao gồm các hoạt động như:

  • Lập kế hoạch và dự báo tài chính: Dự báo nhu cầu vốn, lập kế hoạch cho các hoạt động đầu tư và huy động vốn, phân bổ nguồn vốn hiệu quả.
  • Quản lý dòng tiền: Theo dõi dòng tiền thu chi, đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn lực để thanh toán các khoản chi phí và nghĩa vụ tài chính.
  • Ra quyết định đầu tư: Phân tích các cơ hội đầu tư tiềm năng, đánh giá rủi ro và lợi nhuận, lựa chọn các khoản đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
  • Quản lý rủi ro: Xác định, đánh giá và quản lý các rủi ro tài chính có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tối ưu hóa cấu trúc vốn: Xác định tỷ lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu phù hợp để giảm thiểu chi phí vốn và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động: Sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện.

Đồng thời, với những nhà đầu tư, việc theo dõi các báo cáo, chỉ số tài chính của một doanh nghiệp sẽ giúp họ đánh giá thực trạng và tiềm năng tăng trưởng để đưa ra quyết định lựa chọn nên đầu tư cho doanh nghiệp đó hay không.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Những chỉ số tài chính doanh nghiệp đáng chú ý

Chỉ số tài chính quan trọng
Đâu là những chỉ số tài chính doanh nghiệp quan trọng?

Có rất nhiều chỉ số tài chính khác nhau được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số chỉ số sau đây được đánh giá là quan trọng và đáng chú ý nhất:

2.1. Nhóm chỉ số thanh khoản

Chỉ số thanh khoản cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, đảm bảo khả năng tài chính doanh nghiệp:
a, Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio): Đo lường khả năng của doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản lưu động. Tỷ số càng cao, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt.

Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn : Nợ ngắn hạn

b, Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio): Tương tự như tỷ số thanh toán hiện hành, nhưng loại trừ hàng tồn kho ra khỏi tính toán. Tỷ số này đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần bán hàng tồn kho.

Tỷ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho) : Nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh khoản với những nhóm ngành và ngành hàng khác nhau thì cũng có sự khác biệt tùy vào nhu cầu tiền mặt và quay vòng vốn nhanh hay chậm.
>> Tham khảo: Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính excel chi tiết nhất.

2.2. Nhóm chỉ số hoạt động

Đây là những chỉ số đánh giá khả năng vận hành và hoạt động của doanh nghiệp, tối ưu trong sản xuất và kinh doanh:
a, Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover ratio): Đo lường tốc độ bán hàng tồn kho của doanh nghiệp. Vòng quay càng cao, doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho hiệu quả càng tốt.

Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu ròng : Giá trị kho bình quân

b, Vòng quay tài sản (Total assets turnover ratio): Đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vòng quay càng cao, doanh nghiệp tạo ra doanh thu càng cao từ mỗi đồng vốn đầu tư.

Vòng quay tài sản = Doanh thu ròng : Tổng tài sản bình quân

Theo dõi chỉ số tài chính
Theo dõi chỉ số tài chính để lập kế hoạch kinh doanh.

2.3. Nhóm chỉ số sinh lời

Chỉ số sinh lời cho nhà đầu tư hình dung trực quan về tiềm năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp:
a, Tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu (Gross profit margin): Đo lường tỷ lệ lợi nhuận gộp của doanh nghiệp so với doanh thu. Tỷ suất càng cao, doanh nghiệp càng kiếm được nhiều lợi nhuận từ mỗi đồng doanh thu bán hàng.

Tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu = (Lợi nhuận gộp : Doanh thu thuần) x 100%

b, Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu (Net profit margin): Đo lường tỷ lệ lợi nhuận ròng của doanh nghiệp so với doanh thu. Tỷ suất càng cao, doanh nghiệp càng hiệu quả trong việc sử dụng vốn và tạo ra lợi nhuận.

Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu = (Lợi nhuận ròng : Doanh thu thuần) x 100%

>> Tham khảo: Hướng dẫn lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu.

2.4. Nhóm chỉ số khả năng thanh toán nợ

Những chỉ số về khả năng thanh toán nợ cho ta thấy tiềm lực tài chính của doanh nghiệp và những nguy cơ, rủi ro hiện có
a, Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt-to-equity ratio): Đo lường mức độ nợ nần của doanh nghiệp so với vốn chủ sở hữu. Tỷ số càng cao, doanh nghiệp càng phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu= Nợ phải trả : Vốn chủ sở hữu

b, Chi phí lãi vay trên EBIT (Interest expense to EBIT): Đo lường khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp. Tỷ số càng cao, doanh nghiệp càng gặp khó khăn trong việc thanh toán lãi vay.

Tỷ số lãi vay trên EBIT = Chi phí lãi vay : Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Ngoài ra, còn có nhiều chỉ số tài chính khác cũng rất quan trọng, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: ngành nghề kinh doanh, đặc thù doanh nghiệp hay giai đoạn hoạt động.
Doanh nghiệp cần lựa chọn các chỉ số phù hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động của chính mình và so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành.
Mặc dù có thể tính toán và sử dụng dễ dàng, nhưng các chỉ số này không thể hoàn toàn thay thế được kinh nghiệm trong kinh doanh. Hy vọng thông tin bài viết từ E-invoice đã giúp quý khách hiểu thêm về vai trò của những chỉ số tài chính doanh nghiệp.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN