Trang chủ Tin tức Không kê khai hóa đơn đầu ra sẽ chịu mức phạt thế nào?

Không kê khai hóa đơn đầu ra sẽ chịu mức phạt thế nào?

Bởi: Einvoice.vn - 22/12/2022 Lượt xem: 8891 Cỡ chữ

Cố tình không kê khai hóa đơn đầu ra để trốn thuế GTGT doanh nghiệp có thể bị phạt nặng. Căn cứ theo quy định hiện hành, mức phạt tối đa cao hơn gấp 3 lần số tiền trốn thuế.

Không kê khai hóa đơn đầu ra
Không kê khai hóa đơn đầu ra là dấu hiệu trốn thuế.

1. Quy định về kê khai thuế GTGT

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay thuế VAT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng được quy định tại Điều 2 Luật số 13/2008/QH12.
Về bản chất thuế GTGT do người tiêu dùng cuối cùng chịu. Doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ đại diện nộp thuế vào ngân sách nhà nước thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 về Nguyên tắc khai thuế, tính thuế quy định:
“1. Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.
2. Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Tại Khoản 8, Điều 14, Thông tư số 219/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định kê khai với hóa đơn đầu vào như sau:
“Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.”

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Như vậy, không kê khai hóa đơn đầu ra sẽ làm sai lệch kết quả của kê khai thuế và làm giảm số thuế phải nộp. hành vi này dẫn đến vi phạm quy định của Luật Quản lý thuế, luật thuế giá trị gia tăng khi phát hiện doanh nghiệp sẽ bị phạt theo quy định.

2. Mức phạt không kê khai hóa đơn đầu ra để trốn thuế

Nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên vì lợi trước mắt nhiều doanh nghiệp vẫn trốn thuế gây sụt giảm nguồn ngân sách Nhà nước. Hành vi trốn thuế là vi phạm quy định của Pháp luật, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mức phạt về hành vi không kê khai hóa đơn đầu ra để trốn thuế cũng khác nhau.

Mức phạt khi không kê khai hóa đơn đầu ra để trốn thuế
Mức phạt không kê khai hóa đơn đầu ra để trốn thuế.

2.1. Mức xử phạt khi không kê khai hóa đơn đầu ra

Không kê khai hóa đơn đầu ra trong các trường hợp khác nhau sẽ xử phạt khác nhau.
(1) Trường hợp không lập hóa đơn đầu ra
Căn cứ theo Khoản 5, Điều 24, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định mức phạt về việc không lập hóa đơn như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định trừ hành vi:

  • Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu.
  • Không lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động.

(2) Trường hợp phạt trốn thuế
Căn cứ theo quy định tại Theo Điều 17, Nghị định 125/2020 NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành vi trốn thuế đối với trường hợp không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế hoặc không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ như sau:

  • Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên.
  • Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
  • Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế mà có một tình tiết tăng nặng.
  • Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế có hai tình tiết tăng nặng.
  • Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

Bên cạnh các mức phạt trên theo Điều 200, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) mức phạt với tội trốn thuế đối với pháp nhân thương mại có thể lên tới 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Mức phạt có thể cao hơn nếu phạm tội có tổ chức, tái phạm nhiều lần và có thể bị đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm.
>> Tham khảo: Nguyên tắc khi chuyển đổi hóa đơn điện tử.

2.2. Các biện pháp khắc phục hậu quả không kê khai hóa đơn để trốn thuế

Khi thanh tra, kiểm tra phát hiện việc không kê khai hóa đơn đầu ra nhằm trốn thuế ngoài các khoản phạt doanh nghiệp, đơn vị vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả .

Nộp đủ số tiền trốn thuế
Doanh nghiệp buộc phải nộp đủ số tiền thuế trốn.

Cụ thể theo quy định tại Khoản 6, Điều 17, Nghị định 125/2020 NĐ-CP nêu rõ:

  • Doanh nghiệp vi phạm buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định không kê khai hóa đơn đầu ra để trốn thuế.
  • Trường hợp hành vi trốn thuế đã quá thời hiệu xử phạt thì doanh nghiệp không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.
  • Doanh nghiệp vi phạm buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có).
Như vậy, không kê khai hóa đơn đầu ra để trốn thuế GTGT khi bị cơ quan thuế hoặc các cơ quan có thẩm quyền phát hiện sẽ bị phạt theo quy định. Do đó doanh nghiệp cần lưu ý kê khai đúng, đủ trung thực hóa đơn đầu ra để tránh các rủi ro cho doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả. Ngoài ra, để được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN