Hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định mới năm 2024
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được ví như “sức khỏe tài chính” của một doanh nghiệp. Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ được đánh giá là khá phức tạp và dễ sai sót, báo cáo này phản ánh sự vận động của dòng tiền doanh nghiệp nên có giá trị tương đối lớn với doanh nghiệp. Để lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ tuân thủ các quy định pháp luật, kế toán tham khảo một số hướng dẫn dưới đây.
Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải tuân thủ theo một số nguyên tắc.
1. Nguyên tắc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Căn cứ theo Điều 144, Thông tư 200/2014/TT-BTC, việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DN) cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ tuân thủ phải tuân thủ các quy định nằm trong Chuẩn mực kế toán “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” Chuẩn mực kế toán số 24 và Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ”.
Nguyên tắc 2: Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền được trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không vượt quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi sang tiền dễ dàng.
Nguyên tắc 3: Trình bày các luồng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư theo quy định của chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.
>> Tham khảo: Kiểm toán báo cáo tài chính.
Nguyên tắc 4: Doanh nghiệp được trình bày luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư theo cách thức phù hợp.
Nguyên tắc 5: Luồng tiền phát sinh từ các hoạt động sau báo cáo trên cơ sở thuần:
- Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng.
- Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay và thời gian đáo hạn nhanh: Mua bán ngoại tệ, mua bán các khoản đầu tư.
Nguyên tắc 6: Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền chính thức sử dụng trong ghi sổ kế toán và việc lập báo cáo tài chính theo tỷ giá hối đoái ở thời điểm giao dịch phát sinh.
Nguyên tắc 7: Các giao dịch về đầu tư tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Nguyên tắc 8: Các khoản tiền và tương đương tiền của đầu kỳ và cuối kỳ, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ hiện có cuối kỳ phải được trình bày thành các chỉ tiêu riêng biệt.
Nguyên tắc 9: Doanh nghiệp trình bày giá trị và lý do của khoản tiền và các khoản tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp cần thực hiện.
Nguyên tắc 10: Doanh nghiệp đi vay để thanh toán cho nhà cung cấp, nhà thầu thì vẫn phải trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Nguyên tắc 11: Doanh nghiệp phát sinh khoản thanh toán bù trừ với cùng một đối tượng thì trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo nguyên tắc:
- Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại thuộc một luồng tiền thì được trình bày trên cơ sở thuần.
- Nếu việc thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại thuộc các luồng tiền khác nhau thì doanh nghiệp không được trình bày trên cơ sở thuần mà phải trình bày riêng biệt.
2. Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Như đã phân tích ở trên, việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ phân chia theo 3 hoạt động chính: Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, luồng tiền từ hoạt động tài chính và luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Trong phạm vi bài viết này, E-invoice sẽ hướng dẫn lập báo cáo tiền tệ theo phương pháp trực tiếp.
2.1. Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ bao gồm các khoản chủ yếu sau:
- Tiền thu được do bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, doanh thu khác (mã 01):
+ Số liệu từ chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, các khoản phải thu, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 511, 131 hoặc các TK 515, 121.
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm, trong ngoặc đơn.
- Tiền chi trả cho nhà cung cấp (mã số 02):
+ Chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, các khoản phải thu, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 331, các TK phản ánh hàng tồn kho.
- Tiền chi trả cho người lao động (mã số 03):
+ Chỉ tiêu này sẽ căn cứ theo tổng tiền đã chi trả cho người lao động trong kỳ.
+ Số liệu của chỉ tiêu này được lấy từ Sổ kế toán của TK 111, 112, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 334.
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm, trong ngoặc đơn.
Tiền vay đã trả (mã số 04):
+ Số liệu ghi vào chỉ tiêu tiền vay đã trả được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113.
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm, trong ngoặc đơn.
- Thuế TNDN đã nộp (mã số 05):
+ Số liệu ghi vào chỉ tiêu tiền vay đã trả được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113.
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm, trong ngoặc đơn.
>> Tham khảo: Công ty mẹ không nộp báo cáo tài chính hợp nhất khi nào?
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (mã số 06):
+ Số liệu ghi vào chỉ tiêu tiền vay đã trả được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với số kế toán các TK 711, 133, 141, 244 và sổ kế toán các tài khoản khác có liên quan.
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm, trong ngoặc đơn.
- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (mã số 07):
+ Số liệu ghi vào chỉ tiêu tiền vay đã trả được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với các TK 811, 161, 244, 333, 338, 344, 352, 353, 356 và một số tài khoản khác có liên quan.
+ Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm, trong ngoặc đơn.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20): Bằng tổng cộng các chỉ tiêu nêu trên từ Mã số 01 đến Mã số 07.
2.2. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động đầu tư
Báo cáo luồng tiền từ hoạt động đầu tư.
Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất đối với hoạt động đầu tư được quy định tại Thông tư 202/2014/TT-BTC.
Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và một số tài sản dài hạn khác (Mã số 21):
- Số liệu ghi vào chỉ tiêu tiền vay đã trả được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sổ kế toán các khoản phải thu, sổ kế toán TK 3411, sổ kế toán TK 331, sau khi đối chiếu với sổ kế toán của các TK 211, 213, 217, 241,...
- Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm, trong ngoặc đơn.
Tiền thu được do thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác:
- Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được xác định bằng chênh lệch giữa số tiền thu và chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác.
- Số liệu ghi vào chỉ tiêu tiền vay đã trả được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 711, 5117, 131 trong kỳ báo cáo. Số tiền chi sẽ được lấy từ sổ kế toán của các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 632, 811.
- Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm, trong ngoặc đơn nếu số tiền thực thu nhỏ hơn số tiền thực chi.
Tiền chi cho vay và các công cụ nợ của đơn vị khác (Mã số 23):
- Số liệu ghi vào chỉ tiêu tiền vay đã trả được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 171, 128.
- Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm, trong ngoặc đơn.
Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị (mã số 24): Số liệu ghi vào chỉ tiêu tiền vay đã trả được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 171, 18.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Mã số 25): Số liệu ghi vào chỉ tiêu tiền vay đã trả được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 221, 222, 2281, 331.
Tiền thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác (mã số 26): Số liệu ghi vào chỉ tiêu tiền vay đã trả được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 221, 222, 2281, 131.
Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia (mã số 27): Số liệu ghi vào chỉ tiêu tiền vay đã trả được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112 sau khi được đối chiếu với sổ kế toán TK 515.
Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30): Bằng tổng cộng số liệu các chi tiêu có mã số từ 21 đến mã số 27.
2.3. Lập báo cáo chi tiêu luồng tiền từ hoạt động tài chính
Báo cáo luồng tiền từ hoạt động tài chính.
Tiền thu từ hoạt động phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp chủ sở hữu (Mã số 31): Số liệu ghi vào chỉ tiêu tiền vay đã trả được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 411.
Tiền trả lãi vốn góp cho chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành (Mã số 32): Số liệu ghi vào chỉ tiêu tiền vay đã trả được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 411, 419 trong kỳ báo cáo.
Tiền thu từ đi vay (Mã số 33): Số liệu ghi vào chỉ tiêu tiền vay đã trả được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 171, 3411, 3431, 3432, 41112 và các tài khoản có liên quan trong kỳ báo cáo.
Tiền trả nợ gốc vay (mã số 34):
- Số liệu ghi vào chỉ tiêu tiền vay đã trả được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, sổ kế toán các khoản phải thu, sau khi đối chiếu với sổ kế toán các TK 171, 3411, 3432, 41112.
- Số liệu ghi vào chỉ tiêu tiền vay đã trả được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 3412 trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm, trong ngoặc đơn.
Tiền trả nợ gốc thuê tài chính (mã số 35):
- Số liệu ghi vào chỉ tiêu tiền vay đã trả được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sổ kế toán các khoản phải thu, sau khi đối chiếu với TK 3412 trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm, trong ngoặc đơn.
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (Mã số 36):
- Số liệu ghi vào chỉ tiêu tiền vay đã trả được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113, sổ kế toán các khoản phải thu, sau khi đối chiếu với TK 3421, 338 trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm, trong ngoặc đơn.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 4):
- Bằng tổng các chỉ tiêu nêu trên từ Mã số 31 đến Mã số 36.
Tổng hợp các luồng tiền trong kỳ: Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (mã số 50) = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40.
>> Tham khảo: Hướng dẫn doanh nghiệp lập thuyết minh báo cáo tài chính.
3. Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ căn cứ theo:
- Bảng cân đối kế toán.
- Thuyết minh Báo cáo tài chính.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước.
- Các tài liệu khác như Sổ kế toán tổng hợp, sổ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,...
Trên đây là hướng dẫn lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định mới nhất. Để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp, kế toán cần lưu ý một số nguyên tắc, đồng thời phân chia theo các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và hoạt động tài chính sau đó tổng hợp thành lưu chuyển tiền thuần trong kỳ.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.