Trang chủ Tin tức Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Bởi: Einvoice.vn - 23/05/2024 Lượt xem: 890 Cỡ chữ

Kế toán quản trị được xem là một vị trí không thể thiếu trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính, chưa phân biệt rõ hai khái niệm này. Bài viết dưới đây, E-invoice sẽ giúp làm rõ kế toán quản trị là gì và vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp tài chínhhiện nay.

Khái niệm kế toán quản trị

Tìm hiểu về vị trí kế toán quản trị.

1. Kế toán quản trị là gì?

Kế toán quản trị là một lĩnh vực mới trong ngành kế toán, xuất hiện trong khoảng hơn 15 năm gần đây và đang trở thành xu hướng của kế toán hiện đại. 

 

Đây là chuyên ngành của kế toán tập trung vào việc nắm bắt các tình hình thực tế, đặc biệt là tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ nhà quản lý đưa ra các quyết định điều hành hiệu quả nhất. 

 

Kế toán quản trị cung cấp hai loại thông tin chính được gọi chung là thông tin quản lý:

 

- Thông tin tài chính, 

 

- Thông tin phi tài chính

 

Thông tin từ kế toán quản trị rất quan trọng trong việc vận hành doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ nhà quản trị lên kế hoạch kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp.

 

>> Tham khảo: Nội dung, vai trò và chức năng của tài chính doanh nghiệp.

 

2. Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp?

Vai trò của kế toán quản trị

Kế toán quản trị cung cấp thông tin tài chính cho nhà quản trị.

 

Những chuyên viên kế toán quản trị đóng góp vai trò quan trọng vào hoạt động hoạch định chiến lược và ra quyết định của doanh nghiệp bao gồm:

 

- Quản lý kế toán: Kế toán quản trị định hình và xây dựng khuôn khổ công việc cho việc quản lý chi phí và tài chính tổng thể của công ty, cũng như chuẩn bị và lập các báo cáo hỗ trợ quyết định tài chính.

 

- Lập kế hoạch ngắn và dài hạn: Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo các sự kiện kinh tế và kinh doanh trong tương lai, bao gồm kế hoạch dài hạn và chiến lược phát triển của công ty.

 

- Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý (MIS): Kế toán quản trị xây dựng và phát triển các báo cáo tài chính, cung cấp thông tin cho các cấp quản lý khác nhau.

 

- Duy trì cấu trúc vốn tối ưu: Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp, hỗ trợ lãnh đạo trong quyết định về tỷ lệ pha trộn giữa nợ và vốn cổ phần.

 

- Cố vấn cho nhà quản trị: Kế toán quản trị thực hiện các chức năng kế toán và có vai trò tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp trong việc rà soát thông tin và tổng hợp báo cáo.

 

- Kiểm soát chi phí và nguồn lực: Kế toán quản trị quản lý và phân tích các tài khoản, chuẩn bị các báo cáo, và đánh giá hoạt động để kiểm soát chi phí và quản lý nguồn lực.

 

- Hỗ trợ ban giám đốc ra quyết định: Kế toán quản trị cung cấp thông tin cần thiết cho ban giám đốc trong việc đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn liên quan đến sản phẩm, tài chính và dự án của công ty.

 

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

3. Kế toán quản trị giống và khác kế toán tài chính ở điểm nào?

Điểm khác biệt của kế toán quản trị

So sánh 2 vị trí kế toán quản trị và kế toán tài chính.

 

Dựa theo mục tiêu hoạt động và một số tiêu chí, E-invoice sẽ chỉ ra những điểm tương quan giống và khác nhau giữa hai vị trí công việc kế toán quản trị và kế toán tài chính trong doanh nghiệp như bảng dưới đây:

 

Bảng so sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính.

Tiêu chí

Kế toán quản trị

Kế toán tài chính

Mục tiêu

Cung cấp thông tin cho nhà quản lý trong tổ chức.

Cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài tổ chức.

Đối tượng sử dụng thông tin

Giám đốc điều hành, giám đốc marketing, giám đốc tài chính, v.v.

Cổ đông, nhà đầu tư, chủ nợ, cơ quan nhà nước, nhà phân tích, khách hàng.

Nguồn dữ liệu

Dữ liệu thu thập từ hệ thống kế toán cơ bản của tổ chức gồm thủ tục, nhân sự, hệ thống máy tính nhằm thu thập và lưu trữ các dữ liệu tài chính của tổ chức.

Phạm vi thời gian

Thường tập trung vào tương lai (dự báo và kế hoạch).

Thường tập trung vào quá khứ (báo cáo kết quả hoạt động đã qua).

Quy định và chuẩn mực

Ít bị ràng buộc bởi các quy định và chuẩn mực kế toán chính thức.

Bị ràng buộc bởi các quy định và chuẩn mực kế toán chính thức (như IFRS hoặc GAAP).

Chi tiết và độ chính xác

Có thể yêu cầu chi tiết và độ chính xác khác nhau tùy theo nhu cầu của nhà quản lý.

Yêu cầu độ chính xác cao và tuân thủ các nguyên tắc kế toán chuẩn mực.

 

Qua nội dung bài viết này, E-invoice đã truyền đạt tới quý khách những thông tin cơ bản về đặc thù và vai trò của kế toán quản trị trong hoạt động của doanh nghiệp. Hy vọng nội dung đã mang tới những thông tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh của quý khách.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN