Trang chủ Tin tức Lợi nhuận ròng là gì? Ý nghĩa và cách tính lợi nhuận ròng

Lợi nhuận ròng là gì? Ý nghĩa và cách tính lợi nhuận ròng

Bởi: Einvoice.vn - 31/12/2024 Lượt xem: 108 Cỡ chữ

Lợi nhuận ròng là chỉ số quan trọng được tính toán nhằm mục đích phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị, doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận ròng là gì? Ý nghĩa và cách tính lợi nhuận ròng trong doanh nghiệp như thế nào?

 

Lợi nhuận ròng

Tìm hiểu về lợi nhuận ròng.

 

1. Lợi nhuận ròng là gì?

 

Lợi nhuận ròng (tiếng Anh là: Net profit) hay còn gọi là lãi ròng hoặc thu nhập ròng. Lợi nhuận ròng là một chỉ số tài chính quan trọng, được sử dụng rộng rãi để đánh giá sức khỏe của một doanh nghiệp. Theo đó, các chỉ số lợi nhuận ròng cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt, có khả năng tăng trưởng và phát triển và thu hút được nhiều nhà đầu tư.

 

Vậy lợi nhuận ròng là gì? Lợi nhuận ròng được hiểu là phần lợi nhuận sau khi doanh nghiệp đã trừ đi tất cả các chi phí (bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp) từ tổng doanh thu trong một khoảng thời gian nào đó. Đây là con số phản ánh rõ nhất khả năng sinh lời của doanh nghiệp và là căn cứ để ra các quyết định quản trị kinh doanh.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Các chỉ số tài chính doanh nghiệp đáng lưu ý dành cho người quản trị và nhà đầu tư.

 

2. Ý nghĩa của lợi nhuận ròng

 

Lợi nhuận ròng là chỉ tiêu quan trọng mà doanh nghiệp các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh đặc biệt quan tâm. 

 

- Ý nghĩa của lợi nhuận ròng đối với nội bộ doanh nghiệp:

 

  • Đánh giá hiệu quả kinh doanh: khi lợi nhuận ròng cao cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt, mang đến nhiều lợi nhuận, nên mở rộng quy mô.

 

  • Lập báo cáo tài chính: lợi nhuận ròng là một trong những chỉ số quan trọng bắt buộc trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và là thông tin để hoàn thiện báo cáo tài chính.

 

  • Căn cứ ra quyết định quản trị: lợi nhuận ròng là căn cứ để nhà quản trị ra quyết định quản trị, quyết định đầu tư, thay đổi kế hoạch kinh doanh để có thể mang đến nhiều lợi nhuận hơn.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Cấu trúc bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

 

- Ý nghĩa của lợi nhuận ròng đối với các nhà đầu tư và đối tượng khác:

 

  • Căn cứ quyết định đầu tư: các nhà đầu tư thường xem xét lợi nhuận ròng để đánh giá tiềm năng sinh lời của doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư.

 

  • Ra quyết định cho vay: từ các chỉ số lợi nhuận ròng của doanh nghiệp các Ngân hàng hoặc đối tác sẽ đánh giá khả năng hoàn vốn của doanh nghiệp có cao không từ đó ra các quyết định cho vay tiền.

 

  • Tài liệu nghiên cứu thị trường: lợi nhuận ròng của doanh nghiệp được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu thị trường.

 

Lợi nhuận ròng tính thế nào?

Chỉ số lợi nhuận ròng có ý nghĩa đặc biệt đối với doanh nghiệp.

 

3. Cách tính lợi nhuận ròng trong doanh nghiệp

 

Lợi nhuận ròng trong doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu từ hoạt động bán hàng, hoạt động tài chính và các chi phí nguyên vật liệu, chi phí thuế. Khi tính toán chỉ tiêu lợi nhuận ròng cần đặc biệt lưu ý các yếu tố này để đảm bảo tính toán chính xác.

 

3.1. Cách tính lợi nhuận ròng

 

Cách tính lợi nhuận ròng trong doanh nghiệp được xác định như sau:

 

Lợi nhuận ròng = Doanh thu - Tổng chi phí.

 

Trong đó:

 

- Tổng doanh thu là khoản tiền mà doanh nghiệp có được từ việc bán sản phẩm/ dịch vụ, doanh thu tài chính cùng các doanh thu khác.

 

- Tổng chi phí là chi phí dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí tài chính và các chi phí khác.

 

Bên cạnh đó, lợi nhuận ròng còn được xác định như sau:

 

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Các chi phí liên quan.

 

Trong đó:

 

- Lợi nhuận gộp là số tiền còn lại sau khi trừ đi chi phí trực tiếp liên quan đến sản xuất, cung cấp sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp từ doanh thu. 

 

Doanh nghiệp cần lưu ý, lợi nhuận ròng không phải là căn cứ để tính tổng số tiền mà công ty thu được. Bởi bên cạnh các chi phí bằng tiền mặt, báo cáo thu nhập của doanh nghiệp còn bao gồm chi phí khấu hao, khấu trừ,...

 

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu lợi nhuận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

 

Lưu ý một số chỉ tiêu lợi nhuận:

 

  • Lợi nhuận trước thuế: là lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

  • Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

  • Tỷ suất lợi nhuận ròng: là tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận ròng so với doanh thu.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng

 

Có 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng trong doanh nghiệp bao gồm chi phí hoạt động kinh doanh, doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí quản lý, giá vốn hàng bán.

 

- Chi phí hoạt động kinh doanh: là các chi phí vận hành sản xuất kinh doanh, lợi nhuận ròng được xác định sau khi trừ hết các chi phí hoạt động kinh doanh.

 

- Doanh thu: là tổng tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính (doanh thu bị ảnh hưởng bởi giá bán, khả năng tiêu thụ…). Doanh thu càng cao, tiềm năng lợi nhuận càng cao.

 

- Giá vốn hàng bán: là khoản tiền liên quan trực tiếp đến mua nguyên vật liệu, hay mua hàng hóa để bán… giá vốn thấp sẽ giúp tăng lợi nhuận.

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: là thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước. Lợi nhuận ròng được xác định sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

- Chi phí quản lý: là chi phí chi cho quản lý hàng hóa, sản phẩm bao gồm chi phí máy móc thiết bị, chi phí nhân lực, chi phí công nghệ. Chi phí quản lý bao gồm các chi phí không trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ nhưng liên quan đến hoạt động quản lý của doanh nghiệp.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Cấu trúc và vai trò của thị trường tài chính.

 

Trên đây là giải đáp về lợi nhuận ròng là gì, ý nghĩa và cách tính lợi nhuận ròng trong doanh nghiệp. Chỉ tiêu về lợi nhuận ròng là căn cứ cho hoạt động và đưa ra quyết định quản trị của doanh nghiệp, theo đó kế toán cần tính toán một cách cẩn thận.

 

Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/