Cục Thuế TP Hà Nội đổi mới thanh tra, kiểm tra thuế bằng phương thức điện tử
Song song với việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử, hoàn thuế điện tử, khai thuế điện tử,... ngành thuế nói chung, Cục thuế TP Hà Nội nói riêng đã cho triển khai thí điểm thanh tra, kiểm tra thuế bằng phương thức điện tử.
1. Tồn tại nhiều bất cập trong phương thức thanh tra, kiểm tra thuế truyền thống
Từ trước đến nay, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế theo phương thức truyền thống đã và đang tốn quá nhiều thời gian của cả cơ quan thuế và các đơn vị kinh doanh nhận thông báo thanh tra, kiểm tra.
Phương thức thanh kiểm tra truyền thống tồn tại nhiều bất cập.
Theo đó, hàng năm, phía cơ quan thuế phải tiêu tốn không ít chi phí, nhân lực để tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra tới các doanh nghiệp được chỉ định, doanh nghiệp vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm về thuế. Còn phía các đơn vị kinh doanh cũng phải hao tốn không ít thời gian, nhân lực cho công tác chuẩn bị tiếp đón các đoàn thanh tra, kiểm tra.
Không chỉ vậy, một số trường hợp kết quả thanh tra, kiểm tra thuế chưa thực sự chính xác do doanh nghiệp cố ý luồn lách, gian lận về hóa đơn, gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra.
Trước những tồn tại, bất cập trên, việc đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra thuế sao cho dễ dàng, hiệu quả hơn là vô cùng cần thiết.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
2. Cục thuế TP Hà Nội triển khai thí điểm thanh tra, kiểm tra thuế bằng phương pháp điện tử
Nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế; hạn chế tối đa thất thu ngân sách Nhà nước; đồng thời từng bước hiện đại hóa công tác quản lý thuế, từ năm 2017, Cục thuế TP Hà Nội đã áp dụng thí thanh tra, kiểm tra thuế bằng phương thức điện tử với hàng chục nghìn doanh nghiệp.
Cục thuế TP Hà Nội triển khai thanh tra, kiểm tra thuế điện tử từ năm 2017.
Theo đó, với việc áp dụng thanh tra, kiểm tra bằng phương pháp điện tử, mọi dữ liệu hóa đơn giao dịch mua bán của các đơn vị kinh doanh sẽ được truyền đến cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế. Dựa vào dữ liệu hóa đơn đó, cơ quan thuế sẽ so sánh, đối chiếu, phân tích và phát hiện những doanh nghiệp có vấn đề về doanh thu.
Thực tế, công tác thanh kiểm tra thường tập trung vào doanh nghiệp rủi ro, ngành nghề lĩnh vực có rủi ro về thuế cao, thanh tra theo chuyên đề liên quan đến nhóm ngành nghề như: bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi, dược phẩm, kinh doanh game online…
Đối với các trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro về thuế, cơ quan thuế sẽ thông báo để đơn vị kinh doanh điều chỉnh và khai báo lại.
Trường hợp đơn vị kinh doanh vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm nhưng không thực hiện điều chỉnh, khai báo lại thì khi này, cơ quan thuế mới phải tiến hành kiểm tra trực tiếp tại trụ sở của người nộp thuế.
Như vậy, với quy trình, cách thức triển khai thanh tra, kiểm tra thuế điện tử như trên, không những tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân lực cho cả cơ quan thuế lẫn doanh nghiệp trong công tác thanh kiểm tra thuế; mà còn giúp minh bạch hóa hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp, đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp.
>> Tham khảo: Quy định về chứng từ theo Nghị định 123.
3. Lợi ích trong chuyển đổi số phương thức thanh tra, kiểm tra thuế
So với phương pháp truyền thống, việc thanh tra, kiểm tra thuế bằng phương pháp điện tử mang lại hiệu quả và nhiều lợi ích vượt trội hơn hẳn.
Phương thức thanh tra, kiểm tra thuế mang lại nhiều lợi ích vượt trội.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tính đến hết tháng 4-2017, toàn ngành đã thực hiện thanh tra, kiểm tra gần 14.000 doanh nghiệp, tăng 14% so với cùng kỳ. Số thu qua thanh tra, kiểm tra tăng gần 5.200 tỷ đồng. Trong đó, truy thu gần 4.250 tỷ đồng; truy hoàn 31 tỷ đồng; phạt 817 tỷ đồng; tăng thu qua kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế 69 tỷ đồng.
Qua công tác kiểm tra thuế bằng phương pháp điện tử, Khối kiểm tra đã phát hành 17.963 thông báo đến người nộp thuế; xử lý về thuế đối với 15.989 doanh nghiệp; thu 174,8 tỷ đồng, giảm thuế GTGT còn được khấu trừ 54 tỷ đồng, giảm lỗ 283 tỷ đồng.
Đồng thời, nhờ áp dụng phương pháp điện tử, công tác thanh tra, kiểm tra đã vượt kế hoạch, đạt 101,5 chỉ tiêu được giao. Kiểm tra điện tử theo dấu hiệu rủi ro đối với trên 17.000 doanh nghiệp, kết quả thu hàng trăm tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh hiệu quả đạt được, việc triển khai áp dụng thanh tra thuế bằng phương thức điện tử còn mang tới nhiều lợi ích không thể phủ nhận cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế (đơn vị kinh doanh): tiết kiệm thời gian thanh tra; tiết kiệm chi phí tổ chức các buổi thanh tra, kiểm tra; minh bạch hóa hệ thống hóa đơn nói riêng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, hạn chế tối đa thất thu ngân sách Nhà nước...
Tới nay, dựa vào những kết quả và lợi ích đạt được đã chứng minh tính đúng đắn và cấp thiết của việc chuyển đổi số các thủ tục hành chính trong ngành thuế nói chung và tính đúng đắn của việc áp dụng thanh tra, kiểm tra thuế bằng phương thức điện tử nói riêng.
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, bạn vui lòng liên hệ ngay:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/