Trang chủ Tin tức Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thời vụ, thử việc

Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thời vụ, thử việc

Bởi: Einvoice.vn - 24/12/2021 Lượt xem: 86531 Cỡ chữ

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người lao động phải trích một phần từ tiền lương, tiền công để nộp cho ngân sách nhà nước. Do tính chất đặc thù nên nhiều doanh nghiệp thường hay sử dụng lao động thời vụ, giao khoán, thử việc. Dưới đây là cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thời vụ, thử việc.

1. Thông tin chung về thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những lao động có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng đối với mọi đối tượng, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

Quy định về thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN là khoản ngân sách quan trọng của Nhà nước.

Hiện nay, có 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Cụ thể: Đối với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không phân biệt nơi trả thu nhập. Đối với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế chính là khoản phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi nhận và trả thu nhập.

2. Hợp đồng lao động thời vụ là gì?

Hiện nay, quy định của luật lao động chưa có khái niệm chính thức hợp đồng thời vụ là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản, hợp đồng thời vụ là một trong những loại hợp đồng lao động, căn cứ ghi nhận quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong việc thực hiện một công việc mang tính mùa vụ, không thường xuyên, có thời hạn dưới 12 tháng.
Dựa trên cơ sở này, có thể xác định, hợp đồng thời vụ là hợp đồng lao động xác định có thời hạn dưới 12 tháng.

Thuế TNCN với hợp đồng thời vụ

Hợp đồng thời vụ là hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.

Về nội dung: Mặc dù pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc quy định các điều khoản có trong hợp đồng, nhưng về nguyên tắc, hợp đồng thời vụ vẫn phải có các nội dung cơ bản như sau: Thông tin về người lao động và người sử dụng lao động, công việc và địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, mức lương và hình thức chi trả lương, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, các khoản phụ cấp và các nội dung bảo hộ lao động (nếu có).
Về hình thức: Giống như các loại hợp đồng lao động khác, hợp đồng thời vụ phải được giao kết bằng văn bản theo quy định tại Điều 14, Bộ luật lao động (2019), tuy nhiên, hai bên có thể thỏa thuận bằng lời nói nếu hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng (Trừ trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 18 và Điểm a, Khoản 1, Điều 145, Khoản 1, Điều 162 Bộ luật lao động 2019).
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

3. Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thời vụ, thử việc

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với hợp đồng thời vụ, thử việc được quy định rõ ràng tại Khoản i, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC ban hành ngày 15/8/20213 của Bộ Tài Chính. Cụ thể như sau:

  • Đối với các doanh nghiệp, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao và các tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động, hoặc có hợp đồng lao động dưới 3 tháng, tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 VNĐ/lần trở lên, thì sẽ phải khấu trừ thuế theo mức 10% thu nhập trước khi trả cho người lao động.
  • Nếu người lao động chỉ có thu nhập duy nhất thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ trên, nhưng ước tính tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì người lao động có thu nhập phải làm cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN theo Thông tư 92/2015/TT-BTC, gửi cho doanh nghiệp/tổ chức trả thu nhập để doanh nghiệp làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.

Dựa trên cam kết của người lao động, doanh nghiệp/tổ chức trả thu nhập sẽ không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, doanh nghiệp sẽ phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân có thu nhập chưa đến mức khấu trừ thuế và nộp cho cơ quan thuế. Theo đó, các cá nhân đã làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, nếu phát hiện ra sai sót sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
Lưu ý: Cá nhân làm bản cam kết phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
>> Tham khảo: Quy định về các khoản thuế được trừ khi tính thuế TNCN.

Cách tính thuế TNCN.

Cách tính thuế TNCN với hợp đồng thời vụ như thế nào?

Tóm lại,

  • Với những lao động thời vụ, hoặc lao động có hợp đồng dưới 3 tháng nếu có thu nhập dưới 2 triệu/lần hoặc/tháng, thì khi thực hiện trả lương, kế toán chỉ cần giữ lại CMND bản photo, kèm theo hợp đồng lao động, chứng từ thanh toán tiền lương, bảng chấm công.
  • Với những người có thu nhập trên 2 triệu/lần hoặc /tháng, khi thực hiện trả lương, kế toán sẽ phải khấu trừ 10% thuế TNCN trên tổng thu nhập trước khi chi trả cho người lao động.

Ví dụ:
Công ty X thuê lao động thời vụ, trả lương 3 triệu đồng/tháng, phụ cấp 500.000 VNĐ, thì thuế TNCN phải nộp sẽ là : (3.000.000 + 500.000)x10% = 350.000 (Đây là công thức tính theo tổng thu nhập, không giảm trừ).
Nếu người lao động không muốn khấu trừ 10% thì sẽ phải làm bản cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN, cam kết thu nhập sau khi trừ đi các khoản giảm trừ sẽ chưa đến mức phải thực hiện khấu trừ thì kế toán sẽ không làm khấu trừ thuế TNCN.
Trên đây là một số thông tin về thuế thu nhập cá nhân và cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thời vụ. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý độc giả.
Ngoài ra, để được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
Để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN