Trang chủ Tin tức Áp dụng hóa đơn đặt in theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Áp dụng hóa đơn đặt in theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Bởi: Einvoice.vn - 18/11/2020 Lượt xem: 6559 Cỡ chữ

Việc áp dụng hóa đơn đặt in theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP như thế nào? Kể từ khi ban hành, đây là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp thắc mắc. Trong phạm vi hiệu lực của Nghị định này, một số quy định về hóa đơn do cơ quan thuế đặt in đã được quy định cụ thể, rõ ràng. Các vấn đề về đối tượng sử dụng, áp dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in sẽ được hướng dẫn chi tiết.

Hóa đơn đặt in

Áp dụng hóa đơn đặt in theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

1. Đối tượng sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in

Căn cứ theo Điều 23, Mục 3 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đặt in hóa đơn để bán cho các đối tượng:

  • Đối tượng được quy định tại Khoản 1, Điều 14 Nghị định này trong trường hợp không giao dịch điện tử với cơ quan thuế, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm hóa đơn điện tử để chuyển dữ liệu đến người mua và cơ quan thuế.
  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trong thời gian hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố theo quy định tại Khoản 2, Điều 20 Nghị định này.

2. Mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế như thế nào?

Theo Khoản 1, Điều 24 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được sử dụng hóa đơn đặt in của cơ quan thuế cần nộp đơn đề nghị mua hóa đơn kèm theo các giấy tờ:
- Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn thời hạn sử dụng của người mua hóa đơn hợp pháp.
- Văn bản cam kết (sử dụng Mẫu số 02/CK-HĐG) Phụ lục IA ban hành theo Nghị định này). Nội dung cần có các nội dung:

  • Địa chỉ kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc quyết định thành lập.

3. Xử lý trong trường hợp không tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in

Theo Điều 25 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không tiếp tục sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế cần lưu ý:

  • Nếu được cơ quan thuế chấp thuận ngưng sử dụng mã số thuế phải dừng sử dụng các loại hóa đơn chưa sử dụng.
  • Cơ quan thuế cần thông báo về giá trị sử dụng của các hóa đơn mà doanh nghiệp chưa lập trong trường hợp này.
  • Trường hợp chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh phải tiêu hủy hóa đơn đã mua của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.

4. Xử lý hóa đơn đặt in trước thời điểm hiệu lực của Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Theo Điều 60 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời điểm trước ngày 1/7/2022, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thực hiện thông báo phát hành hóa đơn đặt in thì tiếp tục được sử dụng hóa đơn đặt in.

Xử lý hóa đơn đặt in

Hướng dẫn xử lý hóa đơn đặt in trước 1/7/2022.

Nếu cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi sang hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này hoặc Nghị định 119/2019/NĐ-CP, trường hợp cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng các điều kiện về hạ tầng công nghệ, tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in thì cần thực hiện gửi dữ liệu đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng với tờ khai thuế GTGT.

5. Hướng dẫn sử dụng hóa đơn với các doanh nghiệp mới thành lập

Theo Khoản 2, Điều 60 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, từ ngày Nghị định được ban hành đến 30/6/2020, nếu cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi sang hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh cần thực hiện theo yêu cầu. Nếu chưa đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng công nghệ, tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in thì cần thực hiện gửi dữ liệu đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng với tờ khai thuế GTGT.

6. Áp dụng hóa đơn đặt in sau ngày 1/7/2022 như thế nào?

Tại Điều 59 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

“1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định.
3. Bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020”.

Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử

Từ 1/7/2022, bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử.

Như vậy, kể từ 1/7/2022, bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Đối với các loại hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, doanh nghiệp áp dụng quy định về xử lý chuyển tiếp hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử tại Điều 60 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Tuy thời hạn bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử đã có sự điều chỉnh nhưng Tổng cục Thuế vẫn khuyến khích doanh nghiệp sớm áp dụng hóa đơn điện tử nhằm tối ưu chi phí, tiết kiệm thời gian, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn và xu hướng phát triển của doanh nghiệp hiện nay.
Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice được cung cấp bởi Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn cung cấp đầy đủ các nghiệp vụ về hóa đơn. Đồng thời, E-invoice sở hữu nhiều tính năng ưu việt nên được nhiều thương hiệu lớn tin tưởng và lựa chọn: Coca Cola, KFC, CGV, Golden Gate,...
Trên đây là một số thông tin về áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Doanh nghiệp có thể cập nhật các thông tin để thực hiện theo đúng quy định.

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/