Trang chủ Tin tức Phân loại thị trường tài chính và các dòng tiền của doanh nghiệp dùng đầu tư trong thị trường tài chính

Phân loại thị trường tài chính và các dòng tiền của doanh nghiệp dùng đầu tư trong thị trường tài chính

Bởi: Einvoice.vn - 03/07/2024 Lượt xem: 7071 Cỡ chữ

Việc hiểu và nắm rõ thị trường tài chính sẽ giúp cho các nhà đầu tư hoạt động một cách hiệu quả. Vậy, thị trường tài chính là gì? Phân loại thị trường tài chính và các dòng tiền trong thị trường tài chính như thế nào?

 

thị trường tài chính

Phân loại thị trường tài chính.

 

1. Thị trường tài chính là gì? Cơ chế hoạt động của thị trường tài chính

 

Nền kinh tế hội nhập mở ra thị trường tài chính rộng lớn và phát triển nhanh chóng. Thị trường tài chính trở thành nơi gặp gỡ cung và cầu nguồn vốn nhằm thúc đẩy hợp tác kinh doanh. 

 

Trước khi phân loại thị trường tài chính, doanh nghiệp cần hiểu rõ thị trường tài chính là gì và cơ chế hoạt động của thị trường tài chính.

 

1.1. Khái niệm thị trường tài chính 

 

Thị trường tài chính là hệ thống các tổ chức, cơ sở vật chất và quy tắc hoạt động nhằm kết nối người có nhu cầu vốn (nhà đầu tư) với người có nguồn vốn dư thừa (nhà tiết kiệm). 

 

Trong thị trường tài chính, các công cụ tài chính được sử dụng nhiều nhất gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, phái sinh,...

 

Thông qua việc giao dịch mua bán, chuyển nhượng các công cụ tài chính, các nhà kinh doanh, đầu tư thực hiện đầu tư, huy động vốn và quản lý rủi ro của các chủ thể tham gia.

 

>> Tham khảo: Các chỉ số tài chính doanh nghiệp đáng lưu ý dành cho người quản trị và nhà đầu tư.

 

1.2. Cơ chế hoạt động của thị trường tài chính

 

Thị trường tài chính hoạt động dựa trên nguyên tắc cung cầu. Khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp và các tổ chức cao hơn nguồn vốn dư thừa, giá cả của các công cụ tài chính sẽ tăng lên. Ngược lại, khi nguồn vốn dư thừa dồi dào hơn nhu cầu vốn, giá cả công cụ tài chính sẽ giảm xuống.

 

2. Phân loại thị trường tài chính

 

Thị trường tài chính được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, phổ biến nhất là theo loại công cụ tài chính được giao dịch và theo phạm vi hoạt động.

 

2.1. Theo công cụ tài chính

 

Theo công cụ tài chính thị trường tài chính được phân thành thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, thị trường tái phát sinh:

 

(1) Thị trường vốn

 

Thị trường vốn là một phần của thị trường tài chính gồm: thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu và thị trường tín dụng trung và dài hạn.

 

Thị trường vốn đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ các khoản đầu tư dài hạn cho chính phủ, các doanh nghiệp, các hộ gia đình.

 

(2) Thị trường tiền tệ

 

Thị trường vốn là nơi mà các giao dịch giữa các bên cung và bên cầu có vốn liên quan đến vốn ngắn hạn (được xác định dựa trên thời hạn đáo hạn dưới 1 năm) như  tiền gửi ngân hàng, giấy kho bạc, trái phiếu ngắn hạn,.... Đặc điểm của thị trường tiền tệ là mức độ rủi ro thấp và khả năng thanh khoản cao. 

 

Thị trường tiền tệ đóng vai trò quan trọng giúp đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của các cá nhân, tổ chức. Bên cạnh đó tạo điều kiện cho thanh toán quốc tế và giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

 

(3) Thị trường ngoại hối

 

Thị trường ngoại hối là một thị trường phi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ (hiểu đơn giản là nơi giao dịch mua bán các loại tiền tệ khác nhau).

 

Thị trường ngoại hối hỗ trợ cung cấp dịch vụ thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách cho phép chuyển đổi tiền tệ.

 

Thị trường này đóng vai trò hỗ trợ đầu cơ trực tiếp trong giá trị của các tiền tệ, và carry trade, một dạng đầu cơ dựa trên sự chênh lệch lãi suất giữa hai loại tiền tệ.

 

(4) Thị trường phái sinh (hay thị trường chứng khoán phái sinh)

 

Thị trường chứng khoán phái sinh được hiểu là nơi dành cho các công cụ tài chính phái sinh, là nơi giao thương của các hợp đồng, các quyền, các nghĩa vụ chuyển nhượng quyền sở hữu của người tham gia thị trường. 

 

Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh khá đa dạng bao gồm chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số,…), hàng hóa (vàng, bạc, kim loai, dầu…), hay thậm chí là cả nông sản.

 

Thị trường chứng khoán phái sinh là sân chơi có thể giúp các nhà đầu tư có lợi nhuận cao đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh, giảm rủi ro do biến động của thị trường.

 

Phân loại thị trường tài chính

Thị trường tài chính được phân loại theo nhiều cách khác nhau.

 

2.2. Theo phạm vi hoạt động

 

Theo phạm vi hoạt động thị trường tài chính được phân thành thị trường tài chính trong nước và thị trường tài chính quốc tế.

 

(1) Thị trường tài chính trong nước

 

Thị trường tài chính trong nước là nơi giao dịch các công cụ tài chính được phát hành và lưu thông trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

 

(2) Thị trường tài chính quốc tế:

 

Thị trường tài chính quốc tế là nơi giao dịch các công cụ tài chính được phát hành và lưu thông ở nhiều quốc gia khác nhau.

 

2.3. Căn cứ vào tính chất pháp lý

 

Căn cứ vào tính chất pháp lý thị trường tài chính được chia ra thành 2 loại gồm:

 

(1) Thị trường tài chính chính thức

 

Thị trường tài chính chính thức là bộ phận của thị trường tài chính mà tại đó mọi hoạt động huy động vốn, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính được thực hiện theo những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Thị trường tài chính chính thức là nơi các nhà đầu tư được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

 

(2) Thị trường tài chính không chính thức

 

Thị trường tài chính không chính thức là thị trường tài chính mà ở đó mọi hoạt cung cầu (hay nói cách khác là các hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính) nguồn tài chính không theo những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định.

 

Thị trường tài chính không chính thức có đặc điểm là rủi ro cao do đó cần đặc biệt lưu ý khi hoạt động ở thị trường này.

 

2.4. Phân loại theo sự luân chuyển các nguồn tài chính

 

Theo sự luân chuyển của các nguồn tài chính được phân ra thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

 

(1) Thị trường sơ cấp

 

Thị trường sơ cấp là nơi diễn ra việc mua bán, phát hành chứng khoán thông qua các ngân hàng. Người phát hành chứng khoán đóng vai trò là người huy động vốn và người mua đóng vai trò là nhà đầu tư.

 

(2) Thị trường thứ cấp

 

Thị trường tài chính thứ cấp là nơi diễn ra các hoạt động chuyển nhượng, mua bán chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Loại thị trường này cũng được chia thành thị trường phi tập trung và sở giao dịch.

 

Phân loại thị trường tài chính còn có thể dựa vào nhiều các tiêu chí khác nhau, phụ thuộc vào mục đích của người tham gia thị trường. Dù phân loại theo cách nào thì thị trường tài chính luôn là nơi gặp gỡ cung cầu thông qua các công cụ tài chính.

 

Việc phân loại thị trường tài chính tốt sẽ giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng quản lý hoạt động tài chính của mình đồng thời thực hiện các giao dịch tài chính theo quy định của pháp luật.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

3. Các dòng tiền của doanh nghiệp dùng đầu tư trong thị trường tài chính

 

Doanh nghiệp có nhiều dòng tiền khác nhau, trong đó có 3 dòng tiền được sử dụng đầu tư vào thị trường tài chính gồm: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính.

 

Các dòng tiền trong thị trường tài chính

Các dòng tiền của doanh nghiệp có thể dùng đầu tư tại thị trường tài chính.

 

3.1. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

 

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (Cashflow from operations – CFO): là số tiền thu vào và chi ra liên quan đến thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh hàng ngày.

 

Các chỉ số của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dùng để đánh giá khả năng tạo ra tiền mặt của doanh nghiệp. Khi chỉ số dòng tiền kinh doanh dương cho thấy doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi và ổn định.

 

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh = Tổng tiền thu từ hoạt động kinh doanh  - Tổng tiền chi từ hoạt động kinh doanh.

 

Khi chỉ số dòng tiền kinh doanh dương, doanh nghiệp có thể huy động đầu tư trong thị trường tài chính.

 

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý cân đối nguồn tiền huy động để đảm bảo khả năng quay vòng của nguồn tiền cho việc tái sản xuất kinh doanh, và tiền phòng ngừa rủi ro.

 

3.2. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư

 

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư (Cashflow from Investing activities – CFI): là dòng tiền phát sinh từ các hoạt động liên quan đến đầu tư vào tài sản cố định, bất động sản và tài sản tài chính. Các chỉ số của dòng tiền từ hoạt động đầu tư dùng để đánh giá khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp.

 

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư = Tổng số tiền thu từ hoạt động đầu tư - Tổng số tiền chi từ hoạt động đầu tư.

 

Các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh có thể có thời điểm dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm, cho thấy rằng họ đang nỗ lực đầu tư vào việc mở rộng và tăng trưởng. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư dương cho thấy doanh nghiệp đang đầu tư đúng hướng và thu được kết quả tốt.

 

Khi dòng tiền từ hoạt động đầu tư sinh lợi doanh nghiệp có thể chuyển một phần vào đầu tư tài chính. Việc chuyển từ tiền hoạt động đầu tư sang hoạt động tài chính cần được cân nhắc kỹ lưỡng để có thể sinh lợi nhiều hơn.

 

3.3. Dòng tiền từ hoạt động tài chính

 

Dòng tiền từ hoạt động tài chính (Cashflow from financing activities – CFF): đây là số tiền phát sinh từ các hoạt động giao dịch tài chính liên quan đến việc huy động vốn và trả nợ của doanh nghiệp.

 

Ví dụ như phát hành cổ phiếu, trả cổ tức, vay nợ mới hoặc trả nợ cũ… Dòng tiền từ hoạt động tài chính dùng để đánh giá khả năng huy động vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp.

 

Dòng tiền từ hoạt động tài chính = Tổng số tiền thu từ hoạt động tài chính - Tổng số tiền chi từ hoạt động tài chính.

 

Dòng tiền từ hoạt động tài chính gồm hai thành phần chính là dòng tiền từ hoạt động đầu tư vấn và dòng tiền từ hoạt động trả nợ. Đây là dòng tiền chính được doanh nghiệp sử dụng đầu tư trong thị trường tài chính.

 

Doanh nghiệp cần cân đối dòng tiền từ hoạt động tài chính với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và dòng tiền từ hoạt động đầu tư để đảm bảo khả năng huy động và sử dụng vốn một cách hiệu quả.

 

>> Tham khảo: Công ty mẹ được miễn không nộp báo cáo tài chính hợp nhất khi nào?

 

4. Vai trò quan trọng của thị trường tài chính đối với doanh nghiệp và đối với nền kinh tế Việt Nam

 

Thị trường tài chính là sân chơi lớn của cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Thông qua thị trường tài chính nhu cầu về vốn được thỏa mãn, theo đó thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng.

 

4.1. Vai trò của thị trường tài chính đối với doanh nghiệp

 

Đối với đơn vị doanh nghiệp thị trường tài chính được ví như “trái tim luôn hoạt động và bơm máu để nuôi cơ thể” cũng giống như việc thị trường tài chính cung cấp nguồn vốn cho đơn vị doanh nghiệp, thông qua đó thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi.

 

Thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp:

 

- Là nơi huy động nguồn vốn nhanh, hiệu quả.

 

- Là nơi tạo cơ hội đầu tư sinh lời cho các khoản tiền nhàn rỗi.

 

- Thông qua thị trường tài chính doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác kinh tế.

 

>> Tham khảo: Doanh nghiệp có thể xem báo cáo tài chính ở đâu?

 

4.2. Vai trò của thị trường tài chính đối với nền kinh tế Việt Nam

 

Thông qua việc tác động đến cá nhân, doanh nghiệp và đơn vị hoạt động kinh doanh, thị trường tài chính đóng vai trò to lớn trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Cụ thể đối với nền kinh tế Việt Nam thị trường tài chính có ý nghĩa quan trọng:

 

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Thông qua việc tạo môi trường cho cung và cầu nguồn vốn, thị trường cung cấp nguồn vốn dồi dào cho các doanh nghiệp và tổ chức để đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tạo ra việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

 

- Kết nối nguồn lực tài chính, thu hút đầu tư quốc tế: Thị trường tài chính là nơi thu hút nguồn đầu tư trong nước và cả nguồn đầu tư nước ngoài, đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội mở rộng hợp tác quốc tế, đồng thời phân bổ nguồn lực tài chính hiệu quả cho các hoạt động kinh tế.

 

- Tạo lập sự ổn định kinh tế thông qua việc phân bổ nguồn lực tài chính: Giúp điều tiết dòng tiền trong nền kinh tế, hạn chế rủi ro lạm phát và duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô.

 

- Quản lý rủi ro: Thị trường tài chính là nơi Nhà nước sử dụng các công cụ tài chính để quản lý tỷ giá hối đoái, lãi suất, rủi ro giá cả và tào hành lang pháp lý theo đó góp phần đảm bảo cho các chủ thể tham gia thị trường có một sân chơi lành mạnh.

 

Trên đây là thông tin phân loại thị trường tài chính và các dòng tiền của doanh nghiệp dùng đầu tư trong thị trường tài chính.

 

Bạn đọc có thể tham khảo để áp dụng vào thực tiễn mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư của mình.

 

Lưu ý thị trường tài chính luôn biến động theo từng thời kỳ và tiềm ẩn rủi ro nhất định do đó cần có nghiên cứu kỹ lưỡng và kinh nghiệm trước khi tham gia đầu tư.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN