Mẫu công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế
Cưỡng chế hóa đơn là biện pháp xử phạt, áp dụng với các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp vi phạm, nhằm xử lý tình trạng nợ thuế nhưng vẫn có khả năng bị thu hồi. Dưới đây là mẫu công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế mới nhất mà bạn có thể tham khảo!
Cưỡng chế hóa đơn nhằm xử lý tình trạng nợ thuế.
1. Công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế là gì?
Công văn là loại văn bản hành chính thông dụng, sử dụng trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Đây là phương thức giao tiếp chính thức của các cơ quan nhà nước, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa trong cơ quan với công dân. Công văn truyền tải một nội dung rõ ràng, với ngôn ngữ lịch sự, nghiêm túc và có sức thuyết phục cao.
Cưỡng chế hóa đơn là biện pháp mà Tổng cục thuế sẽ áp dụng với các đơn vị kinh doanh, nhằm xử lý tình trạng nợ thuế nhưng vẫn có khả năng thu hồi.
Công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế là một loại văn bản hành chính khá quen thuộc, với mục đích nhằm thông báo về việc áp dụng biện pháp với các đơn vị kinh doanh, xử lý tình trạng nợ thuế có khả năng thu hồi.
Trong thực tế, rất nhiều doanh nghiệp dù đã nộp thuế đầy đủ nhưng vẫn bị gửi thông báo cưỡng chế hóa đơn. Khi gặp tình huống này, các doanh nghiệp cần xử lý bằng cách: Lập công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế, và gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Như vậy, công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế áp dụng với các doanh nghiệp mặc dù không mắc vi phạm về thuế nhưng vẫn bị cưỡng chế hóa đơn.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 & Nghị định 123.
2. Khi nào doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 215/2013/TT-BTC, một trong những biện pháp cưỡng chế mà cơ quan thuế áp dụng với các trường hợp vi phạm là thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
Doanh nghiệp cần lưu ý không để bị cưỡng chế hóa đơn.
Điều này đồng nghĩa với việc, khi các doanh nghiệp nhận được thông báo trên, các doanh nghiệp sẽ bị cưỡng chế hóa đơn, không được tiếp tục sử dụng hóa đơn cho đến khi có quyết định chính thức cho sử dụng lại của Cơ quan thuế.
Bên cạnh đó, Điều 2, Thông tư số 215/2013/TT-BTC đã quy định về các trường hợp vi phạm, có thể bị cưỡng chế hóa đơn, bao gồm:
- Người nộp thuế vi phạm các hành vi sau:
+ Nợ tiền thuế, tiền chậm nộp thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Cố ý bỏ trốn, tẩu tán tài sản khi đang nợ thuế, chưa nộp phạt, chậm nộp tiền thuế.
+ Cố ý không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định xử phạt vi phạm.
+ Không chấp hành quyết định xử phạt theo đúng thời hạn sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Ngoại trừ một số trường hợp tạm hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
- Tổ chức tín dụng không chấp nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và Luật xử lý vi phạm hành chính.
- Tổ chức bảo lãnh nộp thuế cho người nộp thuế quá thời hạn quy định 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt, chậm nộp tiền theo văn bản chấp thuận của Cơ quan thuế. Lúc này, bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định.
- Tổ chức, cá nhân có liên quan nhưng không chấp hành quyết định xử phạt khi vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, trường hợp kho bạc nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế để nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định thì cũng sẽ bị xử phạt cưỡng chế.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử.
3. Mẫu công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế
Dưới đây là một số nội dung cần có trong công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế theo đúng quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP mà các doanh nghiệp có thể tham khảo:
Mẫu công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế mới nhất 2022.
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
- Số, ký hiệu văn bản
- Địa danh và thời gian ban hành văn bản
- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản
- Nội dung văn bản
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức
- Nơi nhận
Ký hiệu của công văn bao gồm chữ viết tắt của Cơ quan, tổ chức hoặc chức danh ban hành công văn, chữ viết tắt của đơn vị soạn thảo hoặc lĩnh vực được giải quyết.
Ngoài ra, về hình thức: Nội dung của công văn phải được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản.
Nơi nhận công văn quy định như sau:
Phần 1: “Kính gửi” Tên cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc.
Phần 2: “Nơi nhận”, phía dưới là từ “Như trên”, tiếp theo là tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân có liên quan tiếp nhận văn bản.
Trên đây là một số nội dung cơ bản về xử phạt cưỡng chế hóa đơn. Hy vọng qua bài viết, các doanh nghiệp sẽ áp dụng mẫu công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế theo đúng quy định.
Ngoài ra, mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử và phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.