Doanh nghiệp còn gặp khó khăn khi áp dụng hóa đơn điện tử
Thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn khi áp dụng hóa đơn điện tử. Một trong những lý do chính là Thông tư hướng dẫn Nghị định 119 vẫn chưa được ban hành.
1. Thông tư hướng dẫn Nghị định 119 vẫn chưa được chính thức ban hành
Chủ trương của Chính phủ là trong năm 2019, việc áp dụng hóa đơn điện tử sẽ được đẩy mạnh tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… nói riêng và trên cả nước nói chung. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn tồn tại một số vấn đề khiến các doanh nghiệp đã áp dụng hóa đơn điện tử gặp trở ngại trong quá trình hoạt động và các doanh nghiệp chưa áp dụng hóa đơn điện tử chần chừ, lo ngại.
Trong đó, lý do đáng chú ý nhất là tới nay Thông tư hướng dẫn Nghị định 119 vẫn chưa được ban hành dù Nghị định 119 đã chính thức có hiệu lực hơn 5 tháng. Một số Điều, Khoản trong Nghị định 119 khá phức tạp khiến doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất, dẫn đến việc áp dụng không đúng các quy định về hóa đơn điện tử. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng hoang mang bởi không biết cần tra cứu và thực hiện theo quy định của Thông tư 32 hay Nghị định 119 trong nhiều trường hợp.
Thông tư hướng dẫn Nghị định 119 vẫn chưa được ban hành chính thức.
Mới đây, Bộ Tài chính đã đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 119 để tham khảo ý kiến của các bộ ngành cùng người dân. Nhiều thông tin cho rằng Thông tư hướng dẫn Nghị định 119 sẽ sớm được ban hành trong thời gian tới. Tuy nhiên cho tới thời điểm đó, việc áp dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp vẫn sẽ còn những trở ngại nhất định.
2. DN buộc phải sử dụng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy
Do chưa có quy định rõ ràng, cụ thể, nhiều doanh nghiệp dù đã chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử vẫn phải in cả hóa đơn giấy, đặc biệt là để phục vụ quá trình vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Một số doanh nghiệp cũng bày tỏ quan ngại khi dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 119 đã được đăng tải nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Chẳng hạn, theo hướng dẫn trong dự thảo, doanh nghiệp không nhất thiết phải có chứng từ giấy chuyển đổi từ hóa đơn điện tử để lưu thông hàng hóa. Khi cần kiểm tra, đại diện cơ quan có thẩm quyền sẽ tra cứu thông tin qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Tuy nhiên nếu xảy ra trường hợp bất khả kháng, việc thực hiện theo quy định rất lòng vòng và khó khăn. Cụ thể, dự thảo quy định rằng nếu không truy cập được vào hệ thống vì lý do bất khả kháng, người vận chuyển nếu có chứng từ giấy xuất trình thì hàng hóa sẽ được lưu thông. Nhưng nếu người vận chuyển không mang chứng từ giấy thì người có thẩm quyền vẫn phải truy cập cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để kiểm tra, xác nhận hóa đơn điện tử của doanh nghiệp.
Một số quy định về hddt trong Nghị định 119 & dự thảo Thông tư cần được làm rõ.
Đây là điều khá mâu thuẫn vì ngay từ ban đầu điều kiện mạng Internet đã không đảm bảo. Vậy hàng hóa liệu có được lưu thông không nếu việc truy cập Internet vẫn bị gián đoạn và cơ quan kiểm tra không thể thực hiện tra cứu? Lời giải đáp tạm thời chính là doanh nghiệp phải in chứng từ giấy chuyển đổi để đảm bảo hàng hóa được lưu thông không bị gián đoạn trong mọi trường hợp, dù rất bất tiện.
Không chỉ vậy, doanh nghiệp còn gặp phải bất lợi khi một số khách hàng yêu cầu bắt buộc phải có hóa đơn giấy khi mua bán. Các đơn vị đặc thù như bệnh viện cũng buộc phải sử dụng hóa đơn giấy song song với hóa đơn điện tử bởi một số công ty bảo hiểm không chấp nhận bồi thường cho người bệnh bằng hóa đơn điện tử.
3. Vẫn còn nhiều vướng mắc khác
Đối thoại với cơ quan thuế, nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự quan ngại bởi một số trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử vẫn phải có chữ ký người mua. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có nhiều thắc mắc về hóa đơn điện tử yêu cầu cơ quan thuế tháo gỡ như ngày khởi tạo và ngày phát hành hóa đơn khác nhau liệu có hợp pháp, hay việc khai thuế sẽ tiến hành vào ngày khởi tạo hay ngày xuất hóa đơn.
Bên cạnh đó, yêu cầu quy định về hóa đơn điện tử tại mỗi cơ quan thuế cũng có sự khác nhau do Thông tư hướng dẫn Nghị định 119 chưa được ban hành. Điều này cũng ít nhiều gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.
4. Lựa chọn nhà cung cấp giải pháp HĐĐT uy tín để được giải đáp thắc mắc
Để giải quyết các vướng mắc khi triển khai và áp dụng hóa đơn điện tử trực tiếp và kịp thời nhất, đồng thời được cập nhật, giải đáp, tư vấn các thông tin mới về chính sách, Nghị định, Thông tư về hóa đơn điện tử, doanh nghiệp nên hợp tác sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử do các nhà cung cấp uy tín phát triển.
Công ty Phát triển phần mềm Thái Sơn là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với gần 20 năm kinh nghiệm triển khai phần mềm, Thái Sơn đủ khả năng để xây dựng giải pháp hóa đơn điện tử E-Invoice phù hợp cho các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực hoạt động.
Hóa đơn điện tử E-Invoice được thẩm định bởi Tổng cục Thuế.
E-Invoice đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nghiệp vụ của Tổng cục Thuế, đồng thời cung cấp nhiều tính năng hữu ích cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của E-Invoice tại 5 văn phòng trên các thành phố lớn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn, giải đáp mọi yêu cầu của khách hàng.
Chính vì điều này mà phần mềm hóa đơn điện tử E-Invoice hiện đang là đối tác của rất nhiều tên tuổi lớn trong nước như Coca Cola, Unicharm, Grab, Golden Gate, Lotte…
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
- Hotline: 19004767 hoặc 19004768
- Tel: 024.3754.5222
- Website: https://einvoice.vn/