Trang chủ Tin tức Thông tin quan trọng: Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Thông tin quan trọng: Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Bởi: Einvoice.vn - 25/01/2019 Lượt xem: 3469 Cỡ chữ

Sau gần 3 tháng kể từ ngày chính thức có hiệu lực, Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên doanh nghiệp và cơ quan thuế vẫn gặp phải một số khó khăn khi thực hiện các quy định trong Nghị định 119 do chưa có Thông tư hướng dẫn. Để giải quyết điều này, mới đây Bộ Tài chính đã đăng tải trên cổng thông tin điện tử Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 119 nhằm tham khảo ý kiến các bộ, ngành, hiệp hội.

1. Cần thiết ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Ngày 1/11/2018, Nghị định 119/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực. Nội dung Nghị định gồm 05 Chương, 37 Điều quy định về sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế cũng như quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân sử dụng hóa đơn điện tử. Trong số đó có 18 Điều được giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể.
Nghị định 119/2018/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý cho việc áp dụng và phổ biến rộng rãi hóa đơn điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện chứng từ, hồ sơ điện tử, thực hiện hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc, góp phần quản lý hoạt động kinh tế phi chính thức. Điều này khuyến khích doanh nghiệp chuyển sang hình thức hóa đơn điện tử thay thế cho hóa đơn giấy truyền thống. Tuy nhiên, doanh nghiệp và chính cơ quan thuế vẫn còn gặp nhiều vướng mắc khi thực hiện các quy định trong Nghị định 119, ảnh hưởng đến tiến độ phủ sóng hóa đơn điện tử trên khắp cả nước.
Với việc nhiều hành vi mới được bổ sung, nhiều quy định cần được làm rõ thì việc ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 119/2018.NĐ-CP là hết sức cần thiết. Thông tư được ban hành sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng tạo thuận lợi cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý trong quá trình áp dụng Nghị định 119//2018/NĐ-CP, góp phần đẩy nhanh việc áp dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp trong nước, đồng thời nâng cao hiệu quả cho ngành Thuế nói chung.
>> Có thể bạn quan tâm: Báo giá hóa đơn điện tử.
Chính vì vậy, mới đây Bộ Tài chính đã đăng trên Cổng Thông tin điện tử nội dung Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP để lấy ý kiến tham gia của các Bộ, Ngành, Hiệp hội.

Thông tin quan trọng: Dự thảo thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Bộ Tài chính vừa đăng tải dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

2. Nội dung chính của dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Dự thảo hướng dẫn thực hiện các quy định về đăng ký sử dụng, lập hóa đơn, xử lý sai sót, tra cứu, chuyển dữ liệu hóa đơn, xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử. Kết cấu của dự thảo Thông tư gồm 5 Chương và 50 Điều, đi kèm với các phụ lục biểu mẫu về tem, tem điện tử, cụ thể:
Chương I. Quy định chung. Gồm 11 Điều: từ Điều 1 đến Điều 11.
Chương II. Quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử. Có 2 mục, gồm 10 Điều: từ Điều 12 đến Điều 21.

  • Mục 1. Quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Gồm 5 Điều: từ Điều 12 đến Điều 16.
  • Mục 2. Quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế. Gồm 5 Điều: từ Điều 17 đến Điều 21.

Chương III. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử. Có 2 mục, gồm 24 Điều: từ Điều 22 đến Điều 44.

  • Mục 1. Xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử. Gồm 16 Điều: từ Điều 22 đến Điều 37.
  • Mục 2. Tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử. Gồm 8 Điều: từ Điều 38 đến Điều 45.

Chương IV. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử. Gồm 2 Điều: từ Điều 46 đến Điều 47.
Chương V. Điều khoản thi hành. Gồm 3 Điều: từ Điều 48 đến Điều 50.
Những nội dung chính của dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP bao gồm:

  • Các quy định về nội dung bắt buộc trên hóa đơn điện tử: ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn….
  • Quy định về cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
  • Đăng ký sử dụng,ngừng sử dụng hóa đơn có mã và không có mã của cơ quan thuế
  • Cách lập, cấp mã và gửi hóa đơn điện tử, xử lý khi có sai sót trên hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế
  • Cách xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử
  • Tra cứu, cung cấp và sử dụng thông tin hóa đơn điện tử.

Hóa đơn điện tử bao gồm hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng, bao gồm cả hóa đơn được tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế. Các chứng từ được quản lý như hóa đơn gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng thể hiện đầy đủ nội dung của hóa đơn.
Quy định, cách sử dụng, tra cứu, xử lý, kết nối thông tin về tem, tem điện tử đặc biệt được nhấn mạnh trong dự thảo. Những nội dung này được dành tới 10 Điều để hướng dẫn (từ Điều 29 đến Điều 38). Theo đó, các hướng dẫn về tem, tem điện tử đối với rượu bia và thuốc là vẫn thiên về tem giấy hiện hành và vẫn tiếp tục thực hiện theo văn bản của Bộ Tài chính trước đây. Riêng việc thực hiện kết nối thông tin về in và sử dụng tem, tem điện tử giữa tổ chức sản xuất, nhập khẩu với cơ quan quản lý thuế thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư dự thảo.
Cũng theo dự thảo, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Thông tin quan trọng: Dự thảo thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP

DN sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ.

Nếu doanh nghiệp thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong 24 tháng hoạt động liên tục. Sau thời gian 24 tháng, doanh nghiệp được phép chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế nếu đáp ứng đủ điều kiện và được cơ quan thuế xác định không thuộc trường hợp rủi ro thuế. Các tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế được quy định bởi Bộ Tài Chính và Tổng cục Thuế.
Dự thảo cũng quy định một số trường hợp cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh dưới hình thức hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng. Các doanh nghiệp thuộc trường hợp này cần gửi đơn đề nghị tới cơ quan thuế, đồng thời nộp thuế đầy đủ theo quy định trước khi được cấp hóa đơn. Đơn vị cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh là cơ quan thuế tại địa bàn nơi cấp mã số thuế (đối với doanh nghiệp, tổ chức) hoặc nơi cấp hộ khẩu thường trú, căn cước công dân, chứng minh thư, hộ chiếu (đối với hộ, cá nhân kinh doanh).
Với các hộ kinh doanh không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện sổ sách kế toán thì vẫn được phép áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định. Nếu không sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử có mã do Tổng cục Thuế cung cấp không thu tiền, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh có thể ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Nghị định 119 đã chính thức có hiệu lực nên việc ban hành Thông tư hướng dẫn không thể bị trì hoãn lâu. Các doanh nghiệp nên chú ý cập nhật thông tin mới nhất về hóa đơn điện tử để thực hiện đúng quy trình và quy định của Bộ Tài chính & Tổng cục Thuế.
>> Tham khảo: Hướng dẫn lập và nộp báo cáo tài chính.

3. Lựa chọn nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử uy tín

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ và cá nhân kinh doanh hiện nay thường lựa chọn các đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử. Điều này là bởi có rất nhiều vướng mắc về hóa đơn điện tử mà doanh nghiệp mới sử dụng không thể tự giải đáp, khiến cho việc áp dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp gặp trở ngại.
Khi hợp tác với đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử, những thắc mắc và khó khăn của doanh nghiệp đều sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được hỗ trợ hoàn thiện các điều kiện cần thiết để quá trình áp dụng hóa đơn điện tử diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Chính vì vậy, lựa chọn đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử uy tín với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm là hết sức cần thiết.
Là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam cung cấp và triển khai phần mềm hóa đơn điện tử, Công ty phát triển Công nghệ Thái Sơn đã khẳng định được vị thế và uy tín của đơn vị với các doanh nghiệp, tổ chức trong nước.
Phần mềm hóa đơn điện tử E-Invoice của Thái Sơn đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ theo yêu cầu và được chứng nhận bởi Tổng Cục Thuế. E-Invoice có khả năng tích hợp với các doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, mang lại nhiều lợi ích về chi phí, thời gian, đơn giản hóa thủ tục hóa đơn và nâng cao hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.

Thông tin quan trọng: Dự thảo thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Hóa đơn điện tử E-Invoice được nhiều doanh nghiệp lớn tin tưởng sử dụng.

Chính bởi điều này mà hiện tại, E-Invoice đang là đối tác của rất nhiều tên tuổi hàng đầu như Grab, Unicharm, CJ CGV, Golden Gate, Honda, Lotte, Circle K….
Để tìm hiểu thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-Invoice, quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 15 -  Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/