Trang chủ Tin tức Cách tính thuế thu nhập từ tiền lương tiền công cho cá nhân cư trú

Cách tính thuế thu nhập từ tiền lương tiền công cho cá nhân cư trú

Bởi: Einvoice.vn - 03/11/2021 Lượt xem: 8269 Cỡ chữ

Các cá nhân có thu nhập từ tiền lương và tiền công đều phải đóng thuế thu nhập theo quy định của pháp luật. Với cá nhân cư trú, mức thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công là bao nhiêu? Cùng E-invoice tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền công tiền lương

Cá nhân cư trú tính thuế thu nhập từ tiền công, tiền lương như thế nào?

1. Quy định về thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công

Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) với tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất. Đối với cá nhân cư trú, quy định tính thuế TNCN được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

Công thức tính thuế TNCN

Công thức xác định thu nhập tính thuế.

1.1. Thu nhập chịu thuế

Theo Khoản 2, Điều 8, Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương được xác định bằng tổng số tiền công, tiền lương, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.
Thu nhập từ tiền lương, tiền công bao gồm:
- Tiền lương, tiền công, các khoản có tính chất như tiền lương, tiền công dưới hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
- Phụ cấp, trợ cấp trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau đây:

  • Trợ cấp hàng tháng và trợ cấp 1 lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
  • Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp 1 lần với những người tham gia kháng chiến, làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
  • Phụ cấp quốc phòng an ninh và các khoản trợ cấp cho lực lượng vũ trang.
  • Phụ cấp nguy hiểm độc hại
  • Phụ cấp thu hút và phụ cấp khu vực
  • Phụ cấp khó khăn, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phục hồi sức khỏe sau sinh, suy giảm khả năng lao động, hưu trí 1 lần, trợ cấp mất việc làm hoặc các khoản khác theo quy định của Luật Lao động và bảo hiểm xã hội.
  • Trợ cấp của các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định
  • Phụ cấp của các lãnh đạo cấp cao
  • Trợ cấp 1 lần với những đối tượng chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trợ cấp chuyển vùng 1 lần với các đối tượng: người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam lao động, người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam…
  • Phụ cấp của nhân viên y tế thôn bản và các phụ cấp của đặc thù ngành nghề khác.

- Tiền thù lao: Là các khoản tiền sau đây:

  • Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền môi giới
  • Tiền được lĩnh khi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài
  • Tiền nhuận bút
  • Tiền tham gia giảng dạy
  • Tiền tham gia hoạt động biểu diễn văn hóa, thể dục thể thao
  • Tiền của dịch vụ quảng cáo và các loại tiền thù lao khác

- Tiền nhận được từ việc tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, quản lý dự án và các hiệp hội tổ chức khác.
- Các khoản lợi ích ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

  • Tiền nhà ở, điện nước và dịch vụ đi kèm
  • Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.
  • Phí hội viên và một số khoản chi cho các dịch vụ khác để phục vụ cho nhu cầu cá nhân như chăm sóc sức khỏe, vui chơi thể thao, giải trí và thẩm mỹ...

- Một số khoản tiền thưởng: bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả chứng khoán trừ các tiền thưởng sau:

  • Tiền thưởng từ các danh hiệu được Nhà nước trao tặng, bao gồm cả tiền kèm theo danh hiệu thi đua.
  • Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng quốc gia, quốc tế đã được Nhà nước thừa nhận.
  • Tiền thưởng do thực hiện các sáng chế, phát minh hoặc các cải tiến kỹ thuật được thừa nhận.
  • Tiền thưởng do phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp luật và khai báo với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

1.2. Các khoản giảm trừ:

Theo quy định tại Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản giảm trừ để tính thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

  • Giảm trừ gia cảnh
  • Giảm trừ với các khoản tiền đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện
  • Giảm trừ các khoản từ thiện, nhân đạo và khuyến học.

2. Một số quy định về thuế suất thuế thu nhập cá nhân

Thuế suất với tncn từ tiền lương

Thuế suất thuế TNCN được xác định theo biểu mẫu lũy tiến từng phần

Khoản 2, Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định, thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ được áp dụng theo biểu mẫu thuế lũy tiến từng phần. Cụ thể như sau:

  • Thu nhập tính thuế đến 5.000.000đ/tháng: 5%
  • Thu nhập tính thuế trên 5-10 triệu đồng/tháng: 10%
  • Thu nhập tính thuế trên 10-18 triệu đồng/tháng: 15%
  • Thu nhập tính thuế trên 18-32 triệu đồng/tháng: 20%
  • Thu nhập tính thuế trên 32-52 triệu đồng/tháng: 25%
  • Thu nhập tính thuế trên 52-80 triệu đồng/tháng: 30%
  • Thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng/tháng: 35%

Trên đây là cách tính thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công với cá nhân cư trú mà E-invoice gửi đến bạn đọc. Hy vọng, bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp doanh nghiệp có thể xác định cách tính thuế dễ dàng cho người lao động.
Để được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN