Yêu cầu với chữ ký người mua trên hóa đơn điện tử
“Trên hóa đơn điện tử có thể không cần chữ ký người mua” là nội dung chính nêu tại Công văn 60008/CT-TTHT do Cục thuế TP. Hà Nội ban hành ngày 31/7/2019 về miễn chữ ký người mua trên hóa đơn điện tử.
1. Quy định chữ ký người mua trên hóa đơn điện tử
Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ đã quy định nội dung hóa đơn điện tử tại Điều 6. Trong đó quy định, hóa đơn điện tử phải có chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có). Điều 35 quy định hiệu lực thi hành điều này áp dụng từ ngày 01/11/2018 dành cho tất cả doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử.
Đồng thời, căn cứ vào Điểm e khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn điện tử cũng quy định:
“Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán, ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.”
Hóa đơn điện tử không nhất định phải có chữ ký người mua.
Ngoài ra, một số trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. Cụ thể, tại Công văn 2402/BTC-TCT ngày 23/2/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc miễn chữ ký người mua trên hóa đơn điện tử:
“...trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu, ... thì người bán lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.
2. Trên hóa đơn điện tử có thể không cần chữ ký người mua
Công văn 60008/CT-TTHT do Cục thuế TP. Hà Nội ban hành ngày 31/7/2019 đã quy định về việc miễn chữ ký người mua trên hóa đơn điện tử. Theo đó, khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ xuất hóa đơn điện tử phải bao gồm chữ ký của người bán, ngày tháng lập hóa đơn và chữ ký người mua duy nhất với trường hợp người mua là kế toán.
Công văn 60008/CT-TTHT do Cục thuế TP. Hà Nội ban hành.
Tuy nhiên, doanh nghiệp đặc biệt cần lưu ý trường hợp không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn. Các trường hợp cụ thể như:
- Người mua không phải là đơn vị kế toán;
- Người mua là đơn vị kế toán nhưng có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người mua và người bán như: Hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán phiếu thu…
Ngoài ra, cục Thuế sẽ nhận trách nhiệm xem xét từng trường hợp phát sinh do Bộ Tài Chính yêu cầu. Kết hợp với điều kiện đáp ứng của doanh nghiệp để thực hiện việc miễn chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn điện tử. Một số trường hợp thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính, trên hóa đơn điện tử có thể không cần có đầy đủ các nội dung bắt buộc.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.
3. Những nội dung không bắt buộc có trên hóa đơn điện tử
Với một số ngành nghề hướng đến người tiêu dùng là cá nhân, hộ gia đình thì không nhất thiết phải có đầy đủ nội dung theo quy định, đặc biệt là chữ ký người mua. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các thông tin như: Loại hóa đơn, ký hiệu, mẫu số, số hóa đơn, địa chỉ, mã số thuế người bán, tên, địa chỉ người mua.
Với hóa đơn điện tử bán xăng dầu, siêu thị, vận tải, vé xem phim, trông giữ phương tiện thì không nhất thiết phải có tên, địa chỉ người mua. Hóa đơn điện tử trông giữ phương tiện vận tải: Ghi cụ thể biển số phương tiện vận tải, thời gian trông.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không qua Website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế thì trên hóa đơn điện tử không có các chỉ tiêu bắt buộc.Ví dụ như: địa chỉ, mã số thuế người mua, chữ ký điện tử của người bán và người mua, số lượng, đơn vị tính, thuế suất thuế giá trị gia tăng, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn.
Đối với tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử không nhất thiết phải có chữ ký của người bán, tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua. Và các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
4. Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi lập hóa đơn điện tử?
Trong quá trình lập hóa đơn điện tử, ngoài việc lưu ý về ký xác nhận của người mua và người bán. Doanh nghiệp cần lưu ý nắm rõ các thông tin cần có trên hóa đơn điện tử và từng loại hóa đơn để thực hiện đúng.
Trường hợp doanh nghiệp muốn tạo thêm thông itn để hoạt động kinh doanh như logo, hình ảnh công ty hoặc quảng cáo đều phải đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật. Các hình ảnh thêm vào không che khuất, làm mờ nội dung bắt buộc có trên hóa đơn.
Doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ 24/7.
Sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử E-Invoice của Công ty Thái Sơn, Doanh nghiệp được tư vấn hướng dẫn tạo lập mẫu thiết kế đúng theo yêu cầu phát luật. Ngoài ra, ngay trên phần mềm, doanh nghiệp có thể thêm, chèn logo hình ảnh công ty phù hợp.
Đặc biệt, khi sử dụng E-Invoice, kế toán, người bán hàng có thể thực hiện lập hóa đơn và ký số nhanh chóng. Giúp giảm thiểu thời gian, tăng năng suất lao động và tối ưu chi phí nhiều nhất có thể.
Để được tư vấn thêm về E-Invoice, Quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/