Trang chủ Tin tức Tổng hợp các công thức kế toán quản trị thường gặp

Tổng hợp các công thức kế toán quản trị thường gặp

Bởi: Einvoice.vn - 19/06/2024 Lượt xem: 16818 Cỡ chữ

Đảm nhận vai trò kế toán quản trị tại doanh nghiệp, kế toán cần nắm được các công thức kế toán quản trị quan trọng. Đây là cơ sở để kế toán phân tích được các loại chi phí, xác định giá thành, doanh thu, lợi nhuận. Đồng thời, nhà quản lý căn cứ vào các số liệu kế toán quản trị để đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là tổng hợp các công thức kế toán quản trị thường gặp.

 

Công thức kế toán quản trị

Các công thức kế toán quản trị quan trọng.

 

1. Công thức kế toán quản trị phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận

 

Chi phí - khối lượng - lợi nhuận có mối liên hệ chặt chẽ và luôn đi cùng nhau. Vì vậy, các công thức phân tích kế toán quản trị mối quan hệ giữa 3 thành phần này là vô cùng quan trọng.

 

1.1. Số dư đảm phí

 

Số dư đảm phí là phần chênh lệch giữa doanh thu và biến phí.

 

Công thức:

 

  • Số dư đảm phí toàn bộ sản phẩm = Doanh thu - Biến phí toàn bộ sản phẩm.
  • Số dư đảm phí 1 sản phẩm = Giá bán 1 sản phẩm - Biến phí 1 sản phẩm.

 

1.2. Tỷ lệ số dư đảm phí

 

Tỷ lệ số dư đảm phí hay còn gọi là tỷ lệ lãi trên biến phí là tỷ lệ giữa số dư đảm phí với doanh thu.

 

Công thức:

 

  • Tỷ lệ số dư đảm phí = (Tổng số dư đảm phí/Tổng doanh thu) x100%.
  • Tỷ lệ số dư đảm phí (từng loại sản phẩm) = (Giá bán - Biến phí)/Giá bán x100%.

 

1.3. Đòn bẩy kinh doanh

 

Đòn bẩy kinh doanh là thuật ngữ được sử dụng để đo thường mức độ ảnh hưởng của cấu trúc chi phí kinh doanh đến lợi nhuận trước thuế và sau thuế của doanh nghiệp.

 

Công thức:

 

  • Đòn bẩy kinh doanh = (Tốc độ tăng lợi nhuận/Tốc độ tăng doanh thu) >1.
  • Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = Số dư đảm phí/Lợi nhuận trước thuế.

 

>> Tham khảo: Chi phí sản xuất chung kế toán quản trị là gì?

 

1.4. Điểm hòa vốn

 

Điểm hòa vốn được xác định là thời điểm chi phí cố định đã được hoàn trả. Điểm hòa vốn đạt được khi lãi trên số dư đảm phí bù đắp đủ cho toàn bộ chi phí cố định.

 

Khi đạt điểm hòa vốn, doanh nghiệp sẽ không phải gánh thêm bất cứ chi phí cố định nào và bắt đầu có lợi nhuận.

 

Sản lượng tiêu thụ hòa vốn: Là mức sản lượng mà tại đó doanh thu bán ra đủ để bù đắp tất cả các chi phí (chi phí cố định, chi phí biến đối, chi phí lãi vay) và được tính theo công thức:

 

Sản lượng tiêu thụ hòa vốn = Định phí/Số dư đảm phí của 1 sản phẩm.

 

Doanh thu hòa vốn: Là tổng doanh thu có được từ việc bán hàng, bao gồm cả lãi vay phải trả phát sinh trong kỳ:

 

Doanh thu hòa vốn = Định phí/Tỷ lệ số dư đảm phí.

 

1.5. Sản lượng cần bán, doanh thu cần bán

 

Sản lượng cần bản là số lượng sản phẩm doanh nghiệp cần bán ra để đạt được mức lợi nhuận mục tiêu hoặc để đảm bảo hòa vốn:

 

Công thức: Sản lượng cần bán = (Chi phí cố định + Lợi nhuận mong muốn)/Số dư đảm phí của 1 sản phẩm.

 

Doanh thu cần bán là số tiền doanh thu doanh nghiệp cần đạt được để đạt được mức lợi nhuận mục tiêu hoặc đảm bảo hòa vốn.

 

Công thức: Doanh thu cần bán = (Chi phí cố định + Lợi nhuận mong muốn)/Tỷ lệ số dư đảm phí.

 

1.6. Số dư an toàn 

 

Số dư an toàn biểu thị mức độ chênh lệch giữa doanh thu và hòa vốn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp bởi kết cấu chi phí của từng doanh nghiệp.

 

Công thức:

 

  • Số dư an toàn = Doanh thu thực hiện (doanh thu dự kiến) – Doanh thu hòa vốn.
  • Tỷ lệ số dư an toàn = (Số dư an toàn / Doanh thu thực hiện) * 100%.

 

1.7. Sản lượng tiêu thụ

 

Sản lượng tiêu thụ sẽ giúp doanh nghiệp xác định tỷ lệ sản phẩm bán được so với tổng số sản phẩm doanh nghiệp có thể bán trong một khoảng thời gian nhất định.

 

Công thức:

 

Sản lượng tiêu thụ = (Tổng số dư đảm phí / Số dư đảm phí 1 sản phẩm) * 100%.

 

2. Công thức kế toán quản trị phân tích biến động chi phí sản xuất

 

Biến động chi phí sản xuất

Các công thức phân tích biến động chi phí sản xuất.

 

Các công thức kế toán quản trị phân tích biến động chi phí sản xuất sẽ được phân chia theo 2 trường hợp: Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp.

 

2.1. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 

2.1.1. Các chỉ tiêu phân tích

 

  • C0 = Q1*m0*G0
  • C1 = Q1*m1*G1

 

Trong đó:

 

  • C0: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo định mức.
  • C1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên thực tế.
  • Q1: Số lượng sản phẩm sản xuất trên thực tế.
  • m0: Lượng nguyên vật liệu trực tiếp định mức để sản xuất 1 sản phẩm.
  • m1: Lượng nguyên vật liệu trực tiếp trên thực tế sản xuất 1 sản phẩm.
  • G0: Giá mua định mức đối với 1 đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp.
  • G1: Giá mua thực tế đối với 1 đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

2.1.2. Xác định biến động chi phí

 

Công thức xác định biến động chi phí giữa chi phí nhân công trực tiếp định mức ©) với chi phí nhân công trực tiếp trên thực tế (C1) như sau:

 

∆C = C1 - C0.

Trong đó:

 

  • Trường hợp 1: Nếu ∆C ≤ 0: Nghĩa là chi phí nhân công trực tiếp trên thực tế không vượt quá chi phí nhân công trực tiếp định mức => Thuận lợi.
  • Trường hợp 2: ∆C > 0: Nghĩa là chi phí nhân công trực tiếp trên thực tế vượt quá chi phí nhân công trực tiếp định mức => Bất lợi.

 

2.1.3. Xác định ảnh hưởng của các nhân tố

 

Lượng nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao - Biến động lượng (∆Cm): Nhân tố giá mua nguyên vật liệu trực tiếp sẽ cố định theo trị số định mức:

 

  • ∆Cm = Q1*m1*G0 – Q1*m0*G0.
  • ∆Cm > 0: bất lợi.

 

Giá mua nguyên vật liệu trực tiếp - Biến động giá (∆CG): Nhân tố lượng nguyên vật liệu trực tiếp sẽ cố định theo trị số thực tế.

 

∆CG = Q1*m1*G1 – Q1*m1*G0.

 

Trong đó:

 

  • ∆Cm ≤ 0: thuận lợi.
  • ∆CG > 0: bất lợi.

 

2.2. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp

 

Biến động chi phí nhân công trực tiếp thường được xem như phần chênh lệch giữa chi phí nhân công dự kiến và chi phí nhân công thực tế của doanh nghiệp.

 

2.2.1. Xác định chỉ tiêu phân tích

 

C0 = Q1*t0*G0 - Chi phí nhân công trực tiếp định mức để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm.

 

C1 = Q1*t1*G1 - Đây là chi phí nhân công trực tiếp thực tế để sản xuất Q1 đơn vị sản phẩm.

 

Trong đó:

 

  • Q1 là số lượng sản phẩm sản xuất thực tế.
  • t0 là thời gian lao động trực tiếp định mức để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm.
  • t1 là thời gian lao động trực tiếp thực tế để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm.
  • G0 là giá lao động trực tiếp định mức mỗi giờ
  • G1 là giá lao động trực tiếp thực tế mỗi giờ.

 

2.2.2. Xác định biến động giữa chi phí nhân công trực tiếp với chi phí nhân công thực tế

 

∆C = C1 - C0.

 

Trong đó:

 

  • ∆C ≤ 0: thuận lợi.
  • ∆C > 0: bất lợi.

 

Biến động của lượng thời gian lao động trực tiếp tiêu hao:

 

∆Ct = Q1*t1*G0 – Q1*t0*G0.

 

Trong đó:

 

  • ∆Ct ≤ 0: thuận lợi.
  • ∆Ct > 0: bất lợi.

 

2.2.3. Giá thời gian lao động trực tiếp - Biến động giá ∆CG

 

Cố định nhân tố lượng thời gian lao động trực tiếp tiêu hao theo trị số thực tế:

 

∆CG = Q1*t1*G1 – Q1*t1*G0.

 

Trong đó:

 

  • ∆CG ≤ 0: thuận lợi.
  • ∆CG > 0: bất lợi.

 

2.3. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung

 

Chi phí sản xuất chung bao gồm những khoản doanh nghiệp phải chi trả để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chung.

 

2.3.1. Xác định chỉ tiêu phân tích bằng công thức kế toán quản trị

 

C0 (Biến phí sản xuất chung định mức) = Q1*t0*b0.

C1 (C1: Biến phí sản xuất chung thực tế) = Q1*t1*b1.

 

Trong đó:

 

  • t0: Lượng thời gian chạy máy định mức để sản xuất một sản phẩm.
  • t1: Lượng thời gian chạy máy thực tế để sản xuất một sản phẩm.
  • b0: Biến phí sản xuất chung định mức một giờ sử dụng máy sản xuất.
  • b1: Biến phí sản xuất chung thực tế một giờ sử dụng máy sản xuất.

 

2.3.2. Xác định đối tượng phân tích (∆C)

 

∆C = C1 - C0.

 

Trong đó:

 

  • ∆C ≤ 0: thuận lợi.
  • ∆C > 0: bất lợi.

 

2.3.3. Xác định ảnh hưởng của các nhân tố lượng thời gian máy sản xuất tiêu hao và biến động năng suất (∆Ct) 

 

∆Ct = Q1*t1*b0 – Q1*t0*b0.

 

Trong đó:

 

  • ∆Ct ≤ 0: Trường hợp thuận lợi.
  • ∆Ct > 0: Trường hợp bất lợi.

 

2.3.4. Xác định ảnh hưởng các nhân tố giá mua, lượng vật dụng, dịch vụ và biến động chi phí (∆Cb)

 

∆Cb = Q1*t1*b1 – Q1*t1*b0.

 

Đánh giá:

 

  • ∆Cb ≤ 0 được coi là thuận lợi.
  • ∆Cb > 0 được coi là bất lợi.

 

2.3.5. Phân tích biến động chi phí cố định sản xuất chung

 

- Định phí sản xuất chung định mức: C0 = Q1*t0*đ0.

 

- Định phí sản xuất chung thực tế: C1 = Q1*t1*đ1.

 

Trong đó:

 

  • Q1: Số lượng sản phẩm sản xuất trên thực tế.
  • t0: Thời gian sản xuất định mức một sản phẩm trên máy sản xuất.
  • t1: Thời gian sản xuất thực tế cho một sản phẩm trên máy sản xuất.
  • đ0: Chi phí sản xuất chung định mức trong một giờ máy sản xuất.
  • đ1 là định phí sản xuất chung thực tế trong một giờ máy sản xuất.

 

>> Tham khảo: Kế toán quản trị bán hàng có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

 

3. Công thức kế toán quản trị xác định giá bán sản phẩm

 

công thức xác định giá bán sản phẩm

Công thức kế toán quản trị về giá bán sản phẩm.

 

Về giá bán sản phẩm, có 2 trường hợp là giá bản hàng loạt và giá bán dịch vụ.

 

3.1. Xác định giá bán hàng loạt

 

- Phương pháp toàn bộ:

 

Giá bán = chi phí nền + Số tiền tăng thêm.

 

Trong đó:

 

  • Chi phí nền = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung.
  • Số tiền tăng thêm = Tỷ lệ % số tiền tăng thêm + Chi phí nền.
  • Tỷ lệ % số tiền tăng thêm = (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý + Mức hoàn vốn mong muốn/Tổng chi phí nền) x 100%.
  • Mức hoàn vốn mong muốn = Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư x Tài sản hoạt động bình quân.

 

- Phương pháp trực tiếp:

 

Giá bán = Chi phí nền + Số tiền tăng thêm.

 

Trong đó: 

 

  • Chi phí nền = Tổng biến phí (Biến phí sản xuất + Biến phí bán hàng + Biến phí quản lý).
  • Số tiền tăng thêm = Tỷ lệ số tiền tăng thêm x Chi phí nền.
  • Tỷ lệ số tiền tăng thêm = (Định phí sản xuất, bán hàng và quản lý + Mức hoàn vốn mong muốn )/Tổng chi phí nền x 100%.
  • Mức hoàn vốn mong muốn = Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư x Tài sản hoạt động bình quân.

 

3.2. Xác định giá bán dịch vụ

 

Giá bán = Giá thời gian lao động trực tiếp thực hiện + Giá bán hàng hóa.

 

Trong đó:

 

  • Giá thời gian lao động trực tiếp = Giá một giờ lao động trực tiếp + Số giờ lao động trực tiếp.
  • Giá một giờ lao động trực tiếp = Chi phí nhân công trực tiếp của 1 giờ lao động trực tiếp + Chi phí quản lý, phục vụ lao động trực tiếp trong 1 giờ + Lợi nhuận lao động trực tiếp trong 1 giờ.
  • Chi phí nhân công trực tiếp của 1 giờ lao động trực tiếp = Tổng chi phí nhân công trực tiếp/Tổng số giờ lao động trực tiếp.
  • Chi phí quản lý phục vụ của 1 giờ lao động trực tiếp = Tổng chi phí quản lý phục vụ/Tổng số giờ lao động trực tiếp.

 

Trên đây là tổng hợp các công thức kế toán quản trị thường gặp. Nắm được những công thức này là cơ sở quan trọng để xác định các chỉ tiêu như chi phí, giá thành, doanh thu, lợi nhuận nhắm phân tích và đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp.

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN