Chi phí sản xuất chung kế toán quản trị là gì, bao gồm những khoản nào?
Chi phí sản xuất chung trong kế toán quản trị là căn cứ quan trọng để xác định giá thành sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiểu rõ bản chất của loại chi phí này không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo tính chính xác của giá vốn hàng bán mà còn góp phần tối ưu hóa quy trình sản xuất. Vậy chi phí sản xuất chung kế toán quản trị là gì, bao gồm những khoản nào?
Khái niệm chi phí sản xuất chung trong kế toán quản trị.
1. Chi phí sản xuất chung kế toán quản trị là gì?
Căn cứ theo Điều 87, Thông tư 200/2014/TT-BTC, chi phí sản xuất chung phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh chung, phát sinh ở các bộ phận, phân xưởng, công trường,...
Chi phí sản xuất chung không bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là loại chi phí quan trọng trong việc hình thành giá vốn hàng bán. Việc xác định chính xác chi phí sản xuất chung sẽ giúp đảm bảo tính chính xác của giá vốn hàng bán và tăng cường hiệu suất trong quá trình kinh doanh.
>> Tham khảo: Xác định điểm hòa vốn trong kế toán quản trị.
2. Chi phí sản xuất chung bao gồm những khoản nào?
Theo Điều 87, Thông tư 200/2014/TT-BTC, chi phí sản xuất chung được phản ánh trên tài khoản 627 và được hạch toán theo 2 loại chi phí:
- Chi phí sản xuất chung cố định: Là những khoản chi phí không bị thay đổi theo số lượng sản xuất, ví dụ: Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng định kỳ, chi phí quản lý ở bộ phận sản xuất,...
- Chi phí sản xuất chung biến đối: Là những khoản chi phí thay đổi trực tiếp hoặc biến đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, ví dụ chi phí nguyên nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
Thông thường, chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp bao gồm những khoản sau:
- Chi phí vật tư: Chi phí vật tư sử dụng trong khâu sản xuất như vật tư sửa chữa, vật tư bảo dưỡng TSCĐ, chi phí quản lý, chi phí văn phòng, kho,...
- Chi phí nhân sự: Các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, nhân sự phân xưởng,...
- Khấu hao tài sản cố định: Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản cố định sử dụng trong sản xuất như khấu hao máy móc, thiết bị, khấu hao nhà xưởng, khấu hao phương tiện vận chuyển,...
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các chi phí thuê ngoài các dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh như chi phí điện, nước, mạng Internet,...
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
3. Cách tính chi phí sản xuất chung trong kế toán quản trị
Chi phí sản xuất chung hạch toán vào TK 627.
Trong kế toán quản trị, chi phí sản xuất chung được hạch toán vào tài khoản nào, công thức tính như thế nào?
3.1. Tài khoản phản ánh chi phí sản xuất chung
Căn cứ theo Điều 87, Thông tư số 200/2014/TT-BTC, chi phí sản xuất chung được hạch toán vào tài khoản 627, tài khoản này có 6 tài khoản cấp 2 sau:
- Tài khoản 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng (tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền ăn ca, trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn,...)
- Tài khoản 6272: Chi phí vật liệu (vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng,...)
- Tài khoản 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất (chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho hoạt động quản lý)
- Tài khoản 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định (chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ)
- Tài khoản 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài (Chi phí sửa chữa, thuê ngoài, điện nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả nhà thầu,...)
- Tài khoản 6278: Chi phí bằng tiền khác (chi phí tiếp khách, công chứng,...).
3.2. Công thức tính chi phí sản xuất chung
Công thức chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung - Tài khoản 627 sẽ bằng tổng của 6 tài khoản cấp 2 thuộc tài khoản 627:
Chi phí sản xuất chung = Chi phí nhân viên xưởng + Chi phí vật liệu + Chi phí dụng cụ sản xuất + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác.
>> Tham khảo: Công ty mẹ không nộp báo cáo tài chính hợp nhất khi nào?
3.3. Cách phân bổ chi phí sản xuất chung
Việc phân bổ chi phí sản xuất chung được tính toán dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất, nghĩa là là sản lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong điều kiện sản xuất bình thường, có 2 trường hợp như sau:
Trường hợp sản xuất ra mức sản phẩm cao hơn công suất bình thường:
- Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức sản xuất thực tế phát sinh. Đồng thời, khoản chi phí sản xuất chung cố định của mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm khi sản lượng sản xuất tăng.
- Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến của mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
Trường hợp sản xuất ra mức sản phẩm thấp hơn công suất bình thường:
- Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm tính theo mức công suất bình thường.
- Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ sẽ được ghi nhận vào giá vốn bán hàng trong kỳ.
Trên đây là một số quy định về chi phí sản xuất chung trong kế toán quản trị. Cụ thể, chi phí sản xuất chung sẽ phản ánh toàn bộ những chi phí sản xuất ra sản phẩm, thực hiện dịch vụ từ quá trình sản xuất đến khâu kinh doanh.
Tài khoản 627 dùng để phản ánh chi phí sản xuất chung và được tính bằng tổng của 6 tài khoản cấp 2 thuộc tài khoản 627. Kế toán cần lưu ý các vấn đề này để tính toán chi phí và xác định giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.