Trang chủ Tin tức Thuế thu nhập doanh nghiệp từ lãi trái phiếu

Thuế thu nhập doanh nghiệp từ lãi trái phiếu

Bởi: Einvoice.vn - 16/11/2023 Lượt xem: 2301 Cỡ chữ

Trái phiếu được sử dụng phổ biến để huy động vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được mức thuế thu nhập doanh nghiệp từ lãi trái phiếu và chi phí được khấu trừ khi tính thuế. 

Thuế thu nhập doanh nghiệp từ lãi trái phiếu
Thuế thu nhập doanh nghiệp từ lãi trái phiếu.

1. Trái phiếu là gì, lãi trái phiếu là gì

Trái phiếu được nhắc đến rất nhiều trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trái phiếu và cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ trái phiếu.

1.1. Trái phiếu là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 định nghĩa về trái phiếu như sau:
“3. Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành”
Bên cạnh đó tại Khoản 6, Điều 3, Nghị định Nghị định 155/2020/NĐ-CP cũng quy định:
“6. Trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.”
Định nghĩa về trái phiếu tại 2 văn bản khác nhau nhưng thống nhất với nhau về mặt ý nghĩa. Có thể hiểu trái phiếu là một loại chứng khoán và ghi nhận quyền lợi và lợi ích của người sở hữu đối với phần nợ của tổ chức phát hành. Có 3 loại trái phiếu cơ bản là trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có bảo đảm và trái phiếu kèm chứng quyền.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng chứng khoán.

1.2. Lãi trái phiếu là gì?

Lãi trái phiếu là khoản tiền sinh lợi từ hoạt động mua bán trái phiếu của doanh nghiệp, đơn vị theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Mặc dù vậy không phải doanh nghiệp, đơn vị nào cũng có thể chào bán trái phiếu ra công chúng.
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng như sau:

  • Thỏa mãn các các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 15 Luật Chứng khoán.
  • Tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký chào bán phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Khi doanh nghiệp mua trái phiếu, doanh nghiệp chính là chủ nợ của nhà phát hành trái phiếu. Do vậy, lợi nhuận từ trái phiếu là khoản lãi mà nhà phát hành trả hàng năm cho doanh nghiệp từ trái phiếu đã mua.
Lãi trái phiếu thuộc khoản thu nhập chịu thuế do đó theo quy định cuối mỗi kỳ kế toán doanh nghiệp hạch toán, tính thuế thu thu nhập doanh nghiệp từ lãi trái phiếu nếu có.

2. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ lãi trái phiếu

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thu nhập từ đầu tư trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế) phải chịu các loại thuế sau:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với nhà đầu tư là tổ chức).
  • Thuế thu nhập cá nhân (đối với nhà đầu tư là cá nhân).

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ lãi trái phiếu.

2.1. Công thức tính thuế TNDN chung

Căn cứ theo Điều 10, Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-VPQH Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2022 nêu rõ:
“Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật này.”
Công thức tính thuế TNDN:

Thuế TNDN phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất thuế TNDN

Căn cứ theo Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-VPQH Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 29/12/2022 thuế suất thuế TNDN chung được áp dụng hiện nay là 20%. Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt áp dụng thuế suất như sau:
-  Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động dầu khí từ 25% đến 50% phù hợp với từng hợp đồng dầu khí;
- Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2.2. Công thức tính thuế TNDN từ lãi trái phiếu

Đối với lãi trái phiếu doanh nghiệp cần hạch toán riêng. Thuế thu nhập doanh nghiệp từ lãi trái phiếu được tính theo lãi chứng khoán. Cụ thể:
Công thức tính thuế TNDN từ lãi trái phiếu:

Thuế TNDN từ lãi trái phiếu phải nộp

=

Lãi từ trái phiếu

x

Thuế suất thuế TNDN

Trong đó:

  • Lãi trái phiếu là khoản thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng, bán trái phiếu.
  • Lãi trái phiếu được tính bằng giá bán trái phiếu trừ (-) đi giá mua trái phiếu và các khoản chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng/bán trái phiếu.

Lãi trái phiếu

=

Giá bán

-

Giá mua

-

Chi phí hợp lý

Xác định giá bán và giá mua trái phiếu
Xác định giá bán và giá mua trái phiếu khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Căn cứ theo quy định tại Điều 15, Thông tư 78/2014/NĐ-CP cách xác định giá bán chứng khoán (trái phiếu) như sau:
(1) Xác định giá bán

  • Giá bán chứng khoán là giá thực tế bán chứng khoán (là giá khớp lệnh hoặc giá thỏa thuận) theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì.
  • Giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng đối với chứng khoán của các công ty không thuộc các trường hợp nêu trên thì.
(2) Xác định giá mua
  • Giá mua chứng khoán là giá thực mua chứng khoán (là giá khớp lệnh hoặc giá thỏa thuận) theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán => áp dụng đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì.
  • Giá mua là mức giá ghi trên thông báo kết quả trúng đấu giá cổ phần của tổ chức thực hiện đấu giá cổ phần và giấy nộp tiền => áp dụng đối với chứng khoán mua thông qua đấu giá thì giá mua chứng khoán.
  • Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên: giá mua chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
(3) Chi phí chuyển nhượng trái phiếu
Chi phí chuyển nhượng trái phiếu hợp lý là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp đối với trái phiếu.
>> Tham khảo: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Các loại phí mua bán, chuyển nhượng trái phiếu được khấu trừ khi tính thuế TNDN

Các loại phí khi mua bán, chuyển nhượng trái phiếu được khấu trừ khi tính thuế TNDN thường bao gồm các loại phí phổ biến sau:

  • Chi phí giao dịch trái phiếu niêm yết: thông thường dao động từ 0.1% – 0.2% giá trị giao dịch.
  • Phí môi giới: là khoản phí để tìm người mua => khoản phí này thường do công ty chứng khoán đặt ra dựa trên giá trị giao dịch.
  • Phí chuyển nhượng trái phiếu OTC: Phí chuyển nhượng sẽ theo quy định và được thanh toán khi làm hồ sơ chuyển nhượng tại Đại lý chuyển nhượng trái phiếu là công ty chứng khoán.
  • Phí lưu ký trái phiếu: Đối với trái phiếu niêm yết và đăng ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư sẽ phải trả phí lưu ký cho Trung tâm lưu ký là 0,2 VND/trái phiếu/tháng.
  • Các khoản chi phí khác có chứng từ chứng minh.
Thuế thu nhập doanh nghiệp từ lãi trái phiếu là khoản thuế bắt buộc theo đó các doanh nghiệp hoạt động mua bán, chuyển nhượng trái phiếu cần lưu ý để thực hiện kê khai đúng, đủ khoản thuế phải nộp. Trường hợp chưa rõ cách kê khai cần tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm hoặc thuê đơn vị kế toán riêng.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN