Thí điểm lắp đặt máy tính tiền tại các cơ sở kinh doanh để tiện kiểm soát
Theo quy định của Pháp luật về việc mua bán hàng hóa, dịch vụ, các cửa hàng, siêu thị... phải lập và xuất hóa đơn. Tuy nhiên, việc làm này vẫn chưa được chủ đơn vị bán hàng thực hiện nghiêm túc. Điều này ảnh hưởng không nhỏ cho việc quản lý thuế, dẫn đến tình trạng thất thu ngân sách Nhà nước. Trước tình trạng này, Cục Thuế ở địa phương đã gửi kiến nghị lên Tổng cục Thuế đề nghị lắp máy tính ở các cơ sở kinh doanh để kết nối thông tin, quản lý doanh thu kinh doanh.
Doanh thu bán hàng tại các đơn vị kinh doanh vẫn nằm trong vòng “bí mật”.
1. Tù mù doanh thu
Có thể thấy một thực tế phổ biến là rất nhiều nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, thậm chí siêu thị, trung tâm thương mại hiện nay bán hàng nhưng không xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT). Trong khi đó, đa phần người tiêu dùng nhỏ lẻ cũng không yêu cầu hóa đơn, vì lấy hóa đơn về cũng chẳng để làm gì mà lại bị tính thêm 10% thuế VAT.
Đặc biệt, tại không ít siêu thị, trung tâm thương mại, dù đều tính thêm 10% thuế VAT hoặc đã tính thuế VAT vào giá niêm yết sản phẩm nhưng rất ít nơi xuất hóa đơn, trừ khi được yêu cầu. Trong trường hợp này, các đơn vị kinh doanh đã không chỉ “ăn chặn” thuế VAT của người tiêu dùng mà còn dễ dàng trốn thuế của Nhà nước.
“Hiện nay, doanh thu nộp ngân sách của các trung tâm thương mại, các tổ chức và các cá thể kinh doanh tại các địa phương hầu hết vẫn trong “vòng bí mật”, chưa được các địa phương công khai. Điều này sẽ dẫn tới những siêu thị nghiêm túc sẽ bị thiệt thòi, trong khi những đơn vị nào trốn thuế được chắc chắn sẽ có lợi nhuận kếch sù một cách bất hợp pháp”. Ông Vũ Vinh Phú, (Nguyên Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội).
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Cũng theo ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nguyên nhân của tình trạng trên, có một phần do các điều kiện khách quan mang lại như hoạt động mua bán, giao dịch kinh tế, thương mại rất phức tạp, qua nhiều khâu trung gian, thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu, đặc biệt là khối kinh tế ngoài Nhà nước...
Tuy nhiên, một nguyên nhân là do kỷ luật thị trường, kỷ luật ngân sách còn yếu... dẫn đến các cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng để trốn thuế. “Hiện nay, doanh thu nộp ngân sách của các trung tâm thương mại, các tổ chức và các cá thể kinh doanh tại các địa phương hầu hết vẫn trong “vòng bí mật”, chưa được các địa phương công khai.
Điều này sẽ dẫn tới những siêu thị nghiêm túc sẽ bị thiệt thòi, trong khi những đơn vị nào trốn thuế được chắc chắn sẽ có lợi nhuận kếch sù một cách bất hợp pháp” - ông Vũ Vinh Phú cho biết: “Ở một số nước láng giềng Việt Nam, kể cả siêu thị bán một cái bút là lập tức thông tin đó “chạy” về cơ quan thuế, còn ở nước ta vẫn đứng yên trong phần mềm bán hàng của siêu thị. Các nước quản lý doanh thu bán hàng bằng kỹ thuật, công khai, còn ở Việt Nam ông bán 5 sản phẩm có khi chỉ nộp thuế 1 sản phẩm”.
>> Tham khảo: Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
2. Kết nối trực tiếp phần mềm bán hàng với cơ quan thuế
Mới đây, một số Cục Thuế các địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ninh đã gửi kiến nghị lên Tổng cục Thuế, đề nghị giải pháp lắp đặt máy tính tiền tại các cơ sở kinh doanh để thực hiện kết nối thông tin quản lý doanh thu kinh doanh. Trả lời các kiến nghị này, Tổng cục Thuế cho biết theo lộ trình triển khai đề án hóa đơn điện tử đã được Bộ Tài chính phê duyệt thì trong thời gian tới sẽ thực hiện kết nối trực tiếp phần mềm bán hàng của các cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế.
Theo đề án này, trong giai đoạn 1 (2017-2018), trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm đối với 200 doanh nghiệp tại TP Hà Nội và TP.HCM, sẽ tiếp tục mở rộng thí điểm tại hai địa bàn này và 8 tỉnh thành phố khác, với số lượng dự kiến khoảng 12.000 doanh nghiệp. Giai đoạn 2 (từ năm 2018-2020), Tổng cục Thuế sẽ triển khai mở rộng toàn bộ người nộp thuế bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh theo hướng thu thập dữ liệu hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tự triển khai hóa đơn điện tử, thu nhập dữ liệu từ máy tính tiền, phần mềm bán hàng của nhà hàng, siêu thị, khách sạn...
“Theo quy định, người nộp thuế (bao gồm cả cá nhân và tổ chức) kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, siêu thị và một số hàng hóa, dịch vụ khác có sử dụng hệ thống máy tính tiền, hệ thống cài đặt phần mềm bán hàng để thanh toán thì thực hiện kết nối với cơ quan thuế để gửi thông tin cho cơ quan thuế theo lộ trình triển khai của cơ quan thuế” - đại diện Tổng cục Thuế cho biết.
Ngoài ra, theo Tổng cục Thuế, các tổ chức và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì phải lập hóa đơn điện tử và gửi thông tin trên hóa đơn bằng phương thức điện tử cho cơ quan thuế để nhận mã xác thực hóa đơn từ cơ quan thuế. Các trường hợp cụ thể phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế do Bộ Tài chính quy định.
Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐQT Công ty luật Basico, giải pháp kết nối phần mềm bán hàng của các cơ sở kinh doanh đến cơ quan thuế là hoàn toàn phù hợp, khả thi - “Nếu không làm thế thì không có cách gì quản lý kịp thời, nhanh chóng, chính xác được”.
Tuy vậy, theo luật sư Trương Thanh Đức, đây cũng không phải giải pháp tuyệt đối, vì với thực tế ở Việt Nam, doanh nghiệp vẫn hoàn toàn có thể tìm những cách lách, đơn giản như bán tay bo, thu tiền tiền mặt, không xuất hóa đơn, không vào hệ thống. Nhưng dù sao đây vẫn là việc bắt buộc phải làm và càng sớm càng tốt, từ đó mới tính đến việc làm sao ngăn chặn những hành vi gian lận, không vào hệ thống máy…
Theo vị luật sư, để quản lý chặt chẽ về thuế, cơ quan quản lý phải “quản nhiều thứ”, từ đầu vào đến công tác thanh tra, kiểm tra về doanh số, quy mô kinh doanh… “Chẳng hạn hóa đơn đầu vào là 10 sản phẩm mà bán ra 5 sản phẩm thì 5 sản phẩm còn lại ở đâu, cơ quan thuế phải quản chặt”, luật sư Trương Thanh Đức nói.
Ngoài ra, cũng cần có những biện pháp thay đổi ý thức người tiêu dùng như khuyến khích người mua hàng nhận hóa đơn, khách hàng mua không có hóa đơn thì phải khiếu nại, tố cáo. Cần phạt nặng đơn vị kinh doanh nếu phát hiện bán hàng không xuất hóa đơn, không vào hệ thống.
Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan này vừa có văn bản yêu cầu các Cục Thuế địa phương rà soát, tiến hành thanh tra các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài kinh doanh bán lẻ. Theo đó, Tổng Cục Thuế yêu cầu cục thuế các địa phương làm việc với Sở KH-ĐT, Công Thương để rà soát, xác định các thương hiệu bán lẻ trên địa bàn và xác định chủ sở hữu. Từ đó phân tích, đánh giá rủi ro về thuế để lựa chọn, bổ sung vào kế hoạch thanh tra của cơ quan thuế.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn điện tử.
Các nội dung thanh tra như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu… trong thời kỳ 2012-2016 và các năm chưa thanh kiểm tra thuế. Đặc biệt, các cục thuế địa phương phải lưu ý tới hoạt động nhượng quyền thương hiệu chưa đăng ký, chưa nộp thuế… Trước đó, năm 2016, qua các hoạt động thanh kiểm tra, cơ quan thuế đã thu được 2.034 tỷ đồng tiền thuế trong thương vụ chuyển nhượng lại hệ thống Siêu thị Big C Việt Nam. Hay thương vụ chuyển nhượng hệ thống siêu thị Metro, cơ quan thuế cũng thu được 1.911 tỷ đồng thuế chuyển nhượng.
Trước đó, nhiều siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài có chiến lược kinh doanh bài bản nhưng liên tục báo lỗ tại Việt Nam đã khiến dư luận không khỏi hồ nghi. Chẳng hạn báo cáo tài chính thường niên giai đoạn 2007- 2016 của Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) mới công bố cho thấy Lotte Mart báo lỗ liên tục suốt 10 năm kinh doanh tại Việt Nam với số lỗ ước tổng cộng gần 2.000 tỷ đồng.
(Nguồn: anninhthudo.vn)
Để được tư vấn và đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/